NUÔI YẾN Ở MIỀN BẮC VÀ VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO HẢI VÂN CÓ NUÔI ĐƯỢC CHIM YẾN KHÔNG, KIẾN TRÚC NHÀ NUÔI YẾN PHÙ HỢP Ở VÙNG NÀY?

 Câu hỏi đặt ra là ở miền Bắc có mùa đông khá lạnh thì có phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà được không? Nếu được thì kỹ thuật xây nhà và kỹ thuật sưởi ấm như thế nào cho phù hợp với vùng này? Và còn nhiều thắc mắc cần giải đáp khi đầu tư nuôi yến tại Miền Bắc như: Nhiệt độ lạnh có làm chim yến chết không? Nhiệt độ xuống bao nhiêu thì chim yến chết? Mùa đông lạnh có nuôi con trùng làm thức ăn cho chim yến được không? Cách nuôi côn trùng cho chim yến như thế nào? Sưởi ấm nhà nuôi yến như thế nào? So sánh với miền Trung và miền Nam thì nuôi yến ở miền Bắc có những ưu nhược điểm gì?
Để trả lời những câu hỏi trên cần phải có nhiều thời gian, nhiều công sức và tâm huyết nghiên cứu trải nghiệm. Kể cả đánh đổi bằng thất bại. Miền Bắc và Tây Nguyên là những nơi không được khuyến khích nuôi yến. Do miền Bắc khí hâu lạnh, Tây Nguyên có độ cao trên 500m so với mặt nước biển. Trên lý thuyết là vậy nhưng hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đã và đang trong quá trình phát triển nghề nuôi chim yến rất khả quan như tại Tp. Buôn Mê Thuột, Chư Sê-Gia Lai, Kon Tum, Đắk Hà,...Vì vậy lý thuyết này cần phải điều chỉnh lại. Miền Bắc cũng đã có 1 số vùng nuôi khá thành công như nuôi yến ở Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Quảng Bình, ...mặc dù là vừa nuôi vừa nghiên cứu thêm để nhà yến ngày càng hoàn thiện với các tính năng tối ưu việt hơn.
Về nuôi yến ở Việt Nam, thực tế sau 9 năm khởi phát nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, số nhà nuôi chim yến ở Việt Nam thật sự còn rất khiêm tốn so với sự bùng nổ nghề nuôi chim yến tại Indonesia và Malaysia từ năm 1996, tại Thái Lan từ năm 2004 và tại Campuchia từ năm 2006.
Giữa năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thống kê sơ bộ và cho biết trên cả nước có khoảng 2.000 nhà yến. Con số rất thấp so với 200.000 nhà yến ở Indonesia, 60.000 nhà yến ở Malaysia, gần 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 1.500 nhà yến ở Campuchia hiện đang có.
Nhìn trên bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống, phần lớn các nhà yến nằm ven bờ biển Andaman, vịnh Thái Lan và biển Đông .
Tại Việt Nam, các nhà yến tập trung nằm ở các tỉnh ven biển, khởi đầu là từ Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Gía xuống vùng Sông Đốc Cà Mau vòng lên Bạc Liêu đến Quảng Nam, Đà Nẳng và nay nối dài thêm ở một số vùng phía Bắc đèo Hải Vân và ngược lên Tây Nguyên cũng có lượng chim yến khá lớn.
Bản đồ khu vực Phân bố chim yến sinh sống tại Việt Nam

Các vùng nuôi yến tại Việt Nam trước đây

Các nước phát triển nghề nuôi chim yến trên thế giới

Nhưng điều đặc biệt là hiện nay nhiều nhà yến nằm sâu trong nội địa ở cách xa các vùng biển từ 50-200 km, ở những vùng cao trên 300 m so với mực nước biển và cả ở vùng mà khí hậu môi trường không thuận lợi cho chim yến sinh sống, nơi mà có nhiều ngày lạnh từng đợt trong 1-2 tháng, như qua đèo Cả có nhiệt độ xuống thấp dưới 25oC, qua đèo Hải Vân có nhiệt độ xuống dưới 18oC và vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh có lúc xuống 14oC và độ ẩm lúc nào cũng trên 90%, mùi ẩm mốc tự nhiên thoang thoảng luôn xuất hiện từ trong các tủ cây đựng vật dụng gia đình,… đã có nhiều nhà yến có kết quả tốt..
Gần 40 nhà yến nằm ở vùng cao Định Quán, Madagui và Bảo Lộc; khoảng 250 nhà nằm ở Long Khánh, Bình Dương, Đồng Xoài - Bình Phước, Tây Ninh, Châu Đốc - An Giang, Cái Bè, Cai Lậy Tiền Giang, Tân Lập-Thủ Thừa, Mộc Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ - Long An và hơn 40 nhà yến nằm ở các tỉnh phía Bắc miền Trung từ đèo Hải Vân trở ra là Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng… và Kontum, Chư Sê-Gia Lai, Buôn Mê Thuột
Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến các yếu tố kỹ thuật để trả lời câu hỏi “ Ở các vùng phía Bắc đèo Hải Vân có nuôi được chim yến không? Không bàn đến tính hiệu quả kinh tế đầu tư và số lượng chim về ở trong những nhà yến này, mặc dù thực tế đã xác nhận và chắc chắn là tại những nhà này đã có chim yến ở và làm tổ, sống trụ lại ở đây và sống qua những mùa đông khắc nghiệt ở vùng này, có kết quả tốt.
Ở những vùng này nghề nuôi chim lại đang phát triển nhanh sau nghi vấn chim yến bị dương tính H5N1 của nhà yến Thanh Bình Ninh Thuận mà ở các vùng nuôi khác tốc độ có chậm lại...
- Sự hiện diện của các nhà nuôi chim yến trên vùng đất phía Bắc đèo Hải Vân
- Ở Thừa Thiên Huế có gần 20 nhà nuôi chim yến, các nhà yến này đều tận dụng cải sửa tầng trên của nhà ở để nuôi chim yến, diện tích 50-80 m2, chỉ có 2-3 nhà xây dựng mới dành nuôi chim yến.
Riêng ở thành phố Huế có 10 hộ nuôi chim yến và đã thu tổ yến..
Ở khu quy hoạch dân cư Nam Vĩ Dạ, năm 2012 có 3 nhà nuôi chim yến và trong năm 2013 có thêm 4 nhà nuôi.
Nhà yến số 12 Việt Bắc, P.Vĩ Dạ TP. Huế mới hoạt động chưa được 8 tháng đã có gần 200 tổ.
Nhà yến số 77 đường Vỏ thị Sáu TP. Huế,có diện tích khoảng 80 m2 do chủ đầu tư tự thi công theo sự hướng dẫn kỹ thuật của một công ty kỹ thuật ở Sài Gòn, hoạt động từ cuối năm 2012 đến nay đã có hơn 1.000 chim yến về ở và đã khai thác tổ lần đầu hơn 200 tổ
- Hòn Nồm, Vũng Chùa, Quảng Bình có nhiều hang động, trước năm 1975, ở đây có nhiều đàn chim yến sinh sống nên được gọi là đảo yến. Dân cư ở đây khai thác tổ yến và bắt ăn sạch luôn chim yến sinh sống trên đảo nên từ sau năm 1990, chim yến không còn về ở nữa. Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn hơn một cây số, nằm trấn giữa đất liền và biển với những vỉa đá cao nên rất yên tỉnh, kín gió nên chim yến đã chọn làm nơi định cư lâu dài với nguồn thức ăn dồi dào phong phú nằm trong đất liền. Hiện nay, đang có kế hoạch phục hồi lại đảo yến bằng cách thả chim yến giống sản xuất nhân tạo vào nuôi. Kết quả rất khả quan nhưng chưa biết thành công đến mức độ nào vì tính lạm sát bắt chim yến ăn thịt của một số người ở khu vực này và lân cận.

-  Ở Thanh Hóa có 3-4 nhà yến. Nhà nuôi chim yến đầu tiên là tại sườn núi Long, phường Đông Vệ. Nhà yến xây dựng năm 2010, hoạt động từ tháng 2 năm 2011 và đến tháng 7 năm 2011 mới có chim yến về ở. Số lượng chim yến tăng lên rất nhanh đến cuối năm 2012 là đã có trên 1.000 con sinh sống và nay có trên 3.000 con. Một nhà yến của Hoàng Yến Eka, tháng 07/2010 hoạt động có chim yến về ở ngay, tháng 12/2010 hơn 300 chim yến và tháng 11/2011 hơn 800 con chết do nhiệt độ xuống dưới 18°C. Nhà yến này đã ổn định nhờ có hệ thống sưởi ấm cho đàn chim yến vào mùa đông nên đã phát triển tốt với số lượng 3.000-3.500 con (tư liệu do Hoàng Yến Eka đăng trên Diển đàn).

- Tại Hà Tỉnh, trên đường Hoàng Diệu, có một nhà mặt tiền rộng 8 m cho ngân hàng thuê làm trụ sở. Phần đất phía sau, cuối năm 2012, chủ nhà cho xây một căn nhà 4 tầng, đầu năm 2013, trong lúc đang hoàn thiện thì có nhiếu con chim yến bay đến đập vào cửa kính chết, những con còn sống thì bay vào nhà trú ẩn. Chủ nhà quyết định dành 80 m2 nhà cho chim yến ở. Ông ta cho con vào làm ở một nhà yến ở bên hồ Dầu Tiếng, học cách đóng ván gắn loa phát âm thanh và đến nay nhà yến này đã thu được 200 tổ.

- Tại Kontum, phường Thắng lợi nơi có độ cao trên 530 m có một nhà yến 9x16 m, hoạt động từ tháng 1/2012. Sau 1 năm đã có 50-60 cặp chim yến sinh sống làm tổ.

- Tại Nam Định, xã Tân Thành Vụ Bản, cách quốc lộ 10 nối Nam Định - Ninh Bình khoảng 20 m và cách TP. Nam Định khoảng 6 km, có một ngôi nhà 6 tầng rộng 10x 25m. Tháng 2/2013 chủ nhà phát hiện có gần 10 cặp chim yến tự nhiên đến ở và làm tổ ở tầng trên của ngôi nhà.
Trong tháng 5/2013, chúng tôi được đến khảo sát,, xác nhận đúng là chim yến tự nhiên về ở tầng 4 bỏ hoang của nhà này và đã làm 3 tổ trên tường cement, một tổ hoàn chỉnh có chim yến tơ tập bay, 2 tổ còn lại chim mới quyệt nền tổ. Chim yến tự nhiên đã vào ở nhà này từ tháng 2/2013 sau những đợt rét lạnh và thời tiết nắng nóng trở lại.. Khi khảo sát, thời tiết lúc này nắng nóng trên 40°C, độ ẩm thấp 45-52% nên nền tổ bị bung. Chim yến con đã biết bay và chết trên sân thượng do không biết đường về và bị khô nóng. Thời tiết nóng hanh khô nên chim yến đi ăn xa và ở trên cao của nhiều vùng của Ninh Bình, Phủ Lý, Hưng Yến và Hà Nội. Khảo sát kiểm tra liên tục trong ngày không thấy chim yến nhưng đến 18g trong 2 ngày 13 và 14/5/2013, chim yến xuất hiện số lượng nhiều trên 50 con.

* Một số ý kiến về các nhà yến ở các vùng phía Bắc đèo Hải Vân
- Sự xuất hiện những đàn chim yến ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân
Các nhà Khoa học - Kỹ thuật và Điểu học giải đáp và họ có chung nhận định là ở vùng nào sản sinh được mồi ăn côn trùng tự nhiên phong phú dồi dào là chim yến tìm đến và có điều kiện là chúng định cư. Đến nay, sự hiện diện của hơn 40 nhà yến nằm ở các tỉnh phía Bắc miền Trung từ đèo Hải Vân trở ra là Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Gia Lai, Kon Tum và Ban Mê Thuột… đã khẳng định điều này. Trong mùa nắng, vùng này có nguồn thức ăn côn trùng tự nhiên dồi dào và đa dạng. Chim yến đến đây là do bay theo những luồng thức ăn côn trùng vào giữa mùa xuân, hè và thu, chúng trụ lại để làm tổ sinh sản trong những nhà bỏ hoang hay những nhà yến do chủ đầu tư xây dựng. Khi định cư là chim yến gần như sống suốt đời vì chim yến là loài chim làm tổ để sinh sản duy trì nòi giống không phải làm tổ để ở như những loại chim di trú, thiên di hàng năm. Chim yến phải chấp nhận sống trong những ngày của mùa đông khắc nghiệt và có thể chết nếu không có nguồn năng lượng đủ bù đấp cho tiêu hao chống chọi với cái lạnh, trừ khi chúng nhìn thấy trước có những nơi ở khác có môi trường tốt hơn để di chuyển đến trước mùa đông.
Điều này cũng giải thích cho sự hiện diện của gần 300 nhà yến nằm sâu trong nội địa cách xa biển hơn 100 km và có độ cao trên 300 m so với mực nước biền là do nơi đó có nhiều mồi ăn côn trùng.
Theo kết quả khảo sát thực địa năm 2013 của Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế, tiến sĩ Võ Văn Phú đã kết luận nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.
Các công ty và các nhà kỹ thuật nuôi chim yến làm nhà yến ở các tỉnh Miền Trung đều có nhận định “ làm nhà yến ở đây chim về nhiều hơn ở các nhà yến tại các tỉnh phía Nam, trong 3-6 tháng đầu chiêu dụ đưa được 20-30 chim yến về ở rất gay go”.

Lý giải về việc phần lớn các nhà yến ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân thành công có nhiều chim yến về ở, những nhà kỹ thuật nuôi chim yến cho rằng dân số chim yến tìm đến vùng này theo mồi ăn còn rất ít, do số nhà yến chỉ có khoảng 40 nhà nên số chim yến vào ở mỗi nhà có nhiều. Tôi đồng ý quan điểm này.
Các chủ nhà yến ở vùng này có hỏi tôi “Trong các tháng mùa đông rét lạnh có xảy ra tường và sàn nhà ở cũng như nhà yến bị tươm nước, nước nhỏ thành giọt, hiện tượng này có ảnh hưởng đến nuôi chim yến không ? ”. Theo hiểu biết của tôi (có tham khảo ý kiến với một vài nhà KH-KT) đây là hiện tượng hơi nước tích tụ trong tường, trong sàn trong những tháng mùa nóng, khi mùa đông đến nhiệt độ xuống thắp dưới 18°C, hơi nước gặp lạnh thành nước, nước từ trong tường tươm ra, không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của chim yến. Nhưng nếu nước tươm ra thấm vào ván chim làm tổ thì nấm mốc xâm hại, xua đuổi chim đi nên các chủ nhà yến thường xuyên kiểm tra và khi phát hiện, tìm cách làm khô chổ ván bị thấm nước bằng máy sấy ván cầm tay 1.800 watt.

* Nguyên nhân chim yến chết trong mùa đông trong nhà yến
Hoàng Yến Eka có cho biết nhà yến tại Thanh Hoá, trong mùa lạnh 2011 và 2012.chim yến bị chết gần 1.300 con.
Trong mùa lạnh 2013 hiện nay, tôi được biết có một số nhà yến ở Huế cũng gặp tình trạng này, số chim chết trên ngàn con.
Và tại diễn đàn, sau bài viết của Yến sào Hoàng Yến Eka, có vài ý kiến:
• Theo tôi thì chả cần sưởi gì cả, chim Yến chúng tự ra ngoài đó sinh sống có nghĩa chúng đã tự thích nghi với môi trường nơi đó vì mình không mang chim ra.
• Mua bánh mì kẹp thịt quăng vào cho chúng ăn
Theo tôi các ý kiến này đúng nhưng còn thiếu vài ý:.
- Từ năm 2011, tôi biết là đã có một số nhà yến ở khu vực ngoài đèo Cả, trong mùa đông lạnh mưa phùn giá rét, sử dụng máy sưởi gia đình để nâng nhiệt độ trong nhà yến. Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tự chế những máy sưởi để nâng nhiệt cho phòng ủ nuôi chim non. Và ngay ở Malaysia họ cũng đã sản xuất máy sưởi dùng trong nhà yến mặc dù là xứ nhiệt đới xích đạo hải đảo. Việc các chủ nhà yến chưa chuẩn bị máy sưởi tạo ấm cho chim yến để chết hàng loạt ngàn con chim yến là thiếu sót lớn cho ngành nuôi chim yến ở các tỉnh phiá bắc đèo Hải Vân.
- Tôi không tận mắt nhìn chim yến sinh hoạt trong mùa đông ở khu vực phía Bắc đèo Hải Vân nhưng chứng kiến đầy đủ sinh hoạt của chim yến trong mùa đông ở vùng Điện Phương Điện Bàn Quảng Nam.
Trong 2-3 tháng mùa đông, có từng đợt rét lạnh xảy ra vài ngày, nhiệt độ xuống thấp dưới 18°C, sau đó thời tiết trở lại bình thường, nhiệt độ giao động từ 20-25°C. Ở nhiệt độ này chim yến vẫn sinh hoạt kiếm ăn, tung cánh vươn mình lên trời cao nắng ấm săn mồi. Chim yến không rời nhà lúc sáng sớm mà chờ đến khi mặt trời lên cao có nắng chiếu, chúng bay vút ra ngoài lên cao và đi xa đến những vùng có nhiệt độ cao hơn để săn tìm mồi ăn côn trùng. Chiều chúng về sớm, những ngày có mưa phùn gió rét thổi, chúng bay thật nhanh ép mình cách những dảy tường nhà 50-100 cm để khi đến nhà là chúng quẹo quập vô.
Cũng như các loài động vật khác, trong những ngày rét đậm nhiệt độ xuống càng thấp thì các loài động vật rất cần năng lượng để chống chỏi cái lạnh. Nguồn cung cấp năng lượng là thức ăn,mồi ăn, nếu không được cung cấp thì ngay cả con người cũng khó mà sống sót.
Chim yến chết vì không tìm được thức ăn để có đủ năng lượng nâng thân nhiệt để đối kháng với cái lạnh làm mất năng lượng của chúng. Không có mồi ăn, không có đủ năng lượng để duy trì thân nhiệt đến mức thấp nhất đối kháng với cái lạnh thì chim yến chết. Để duy trì sự sống, chính chim yến phải tự đi săn tìm mồi ăn côn trùng ngay khi có thể trong những ngày mưa phùn gió lạnh hoặc do chính chủ nhà yến cung cấp bằng cách nuôi côn trùng bay cho chim yến ăn.
Chim yến không săn mồi ăn côn trùng ngay trong phòng làm tổ nhưng chim yến có thể săn mồi côn trùng ở phòng bay dạo, ở chuồng cu và lổ ra-vào nếu có tính toán hợp lý về ánh sáng. Giải quyết cung cấp mồi ăn cho chim yến trong những ngày đông rét lạnh là “mang bánh mì kẹp thịt đến” cho chim yến ăn là đúng.
Vừa rồi, trong tháng 11/2013, tôi có vào một nhà yến ở phía Bắc đèo Cù Mông. Nhà yến này vào giữa năm 2012 bị chim cú cắn phá đến không còn một con chim yến nào ở. Sau nhiều lần xua đuổi triệt giết bằng bẩy, súng, chông và đèn ánh sáng đỏ không kết quả, chủ nhà yến dùng ánh sáng trắng xua đuổi chim cú, kết quả rất tốt, đến nay nhà yến đã phục hồi gần 2.000 con. Với cách làm này, nếu kết hợp cho chim yến ăn bằng ruồi giấm ngay trong chuồng cu trong những ngày mưa đông gió rét là điều hiện thực, chủ nhà yến đã làm (sẽ trình bày trong bài viết cách trừ diệt chim cú, chim heo kết hợp cho chim yến săn mồi côn trùng ngay trong nhà yến, ngay sau bài viết này).
Những nhà yến ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân nên suy nghỉ về cách làm này để giữ đàn chim yến trong nhũng ngày đông.không bị suy kiệt sức chết vì thiếu ăn.
(3) Kết luận và những vấn đề cần giải quyết để các nhà yến ở các vùng phía Bắc đèo Hải Vân thành công.
Sự hiện diện của gần 40 nhà yến ở các vùng phía Bắc đèo Hải Vân đến Hải Phòng đã khẳng định chim yến sống và nuôi được ở đây.Các nhà yến này đều có chim về ở và làm tổ. Điều quan trọng cần nói là dân số chim yến đến đây trú ở chưa nhiều nên nếu nhà yến ở đây xây dựng bùng nổ như ở các tỉnh phía Nam thì sẽ không có nhiều chim về ở như các nhà yến hiện nay ở đây. Tuy nhiên để nghề nuôi chim yến ở khu vực này phát triển bền vững và để không bị hy sinh một số lượng không nhỏ chim yến chết mỗi năm vào mùa đông, một số vấn đề cần được tính đến:
- Đối với các nhà yến hiện nay ở vùng này đã có chim về ở và làm tổ nên tính đến các biện pháp sưởi ấm và cung cấp mồi côn trùng cho chim ăn trong mùa đông ngay trong nhà yến.
- Các khu vực phía bắc miền Trung từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra, mùa nắng chịu ảnh hưởng của gió Lào nóng khô nhiệt độ thường xuyên trên 39ºC có nhiều ngày trên 42ºC , mùa đông thì lạnh rét nhiệt độ xuống thấp 8-18ºC.
Khi quyết định đầu tư xây nhà yến ở vùng này nên tính toán đến cấu trúc xây dựng phù hợp với môi trường tại chỗ, khắc phục được nhiệt độ nắng nóng trong mùa hè và cái lạnh giá buốt trong mùa đông mà kiến trúc các nhà yến ở vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo ở Indonesia và Malaysia cũng như ở các tỉnh phía Nam Việt Nam không phù hợp, khuyên không nên bê nguyên mẫu.
Kiến trúc nhà yến cho khu vực này cần được các nhà đầu tư, nhà kỹ thuật và xây dựng nghiên cứu phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường ở phía bắc miền Trung từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra. Theo tôi, kiến trúc nhà yến này có thể mô phỏng kiến trúc nhà yến đã xây dựng cho hàng trăm nhà yến ở làng yến khu Palem Chonburi Thái Lan. Ở Việt Nam đã có hơn 10 nhà yến ở Cần Giờ TP. HCM, Tiên Giang, Mộc Hoá Long An, Chơn Thành Bình Phước, Tuy Phước Bình Định, Cái Dầu An Giang…. xây dựng theo kiến trúc này.. Kiểu kiến trúc này cũng đang được một số kỹ thuật Malaysia sử dụng xây dựng cho các nhà yến mới xây ở Malaysia và Việt Nam. Khoảng cách giữa 2 bức tường được chừa rộng từ 60-100 cm, tạo khoảng đệm cách nhiệt giúp giảm ảnh hưởng tác động nhiệt từ bên ngoài vào nhà yến và ngược lại từ trong nhà yến ra môi trường bên ngoài, các lổ thoát khí được bố trí hợp lý để tạo sự luân chuyển không khí trong nhà yến với tốc độ được tính đủ. ( Diển đàn sẽ gợi ý hoặc cung cấp các tài liệu thiết kế nhà yến cho khu vực này khi các chủ nhà yến có yêu cầu)

- Chủ nhà yến nên tính đến việc nâng nhiệt sưởi ấm chim yến trong phòng chim làm tổ và cho chim yến ăn mồi côn trùng ngay trong nhà yến.
- Nâng nhiệt sưởi ấm bằng các loại máy sưởi gia đình hay chuyên dùng trong nhà yến đều được giúp cho chim yến giảm bớt tiêu hao năng lượng và không để chim yến chết rét. Chi phí đầu tư thấp chỉ bằng 0,1-0,2% chi phí xây dựng nhà yến. Máy sưởi ấm chuyên dùng là những điện trở trong lò Viba 1.000-1.500 watt toả nhiệt, được kiểm soát bằng relair nhiệt để đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến không cao hơn 28oC. Sử dụng máy sưởi trong nhà yến chỉ dùng trong thời gian ngắn khoảng 15-20 ngày trong những đợt rét đậm. Chủ nhà yến có thể tạo một phòng VIP trong nhà yến, tuỳ theo thể tích phòng có thể đặt 3-4 cái máy sưởi để chim yến.tập trung vào đây tạm sống, không bị chết oan uổng, chim yến tự di dời chuyển từ vị trí này đến vị trí khác tốt hơn trong nhà yến.
- Giải quyết mổi ăn côn trùng cho chim yến trong những ngày rét đậm kéo dài mà chim yến không thể rời khỏi nhà yến đi săn mồi. Chim yến có thể suy kiệt chết nếu không có mồi ăn bù đắp bổ sung kịp năng lượng tiêu hao trong những ngày này để chống chọi cái lạnh.
Qui trình kỹ thuật sản xuất một số loại côn trùng như ruồi dấm, con qui gạo, mọt khoai mì… chúng tôi sẽ trình bày trên Diển đàn để các chủ nhà yến có thể tự thực hiện được. Mỗi loại côn trùng có cách cho ăn khác nhau. Hiện nay, việc cung cấp ruồi dấm (ruồi trái cây) cho chim yến ăn có 2 dạng :
(1) DISO cung cấp con nhộng và trứng ruồi dấm trộn với hổn hợp thức ăn nuôi ấu trùng ruồi Dấm, thùng 3 kg.
Người sử dụng chỉ cần đổ nước vào hổn hộp, 2-3 ngày sau sẽ có ruồi dấm bay ra. Một thùng 3 kg cung cấp đủ mồi ăn cho 300-500 chim yến dùng trong 15-20 ngày. Để kéo dài thời gian tạo ruồi dấm, chủ nhà yến có thể tự cung cấp thêm hổn hợp dinh dưởng hoặc dùng ATA 81 làm chất dinh dưởng nuôi ruồi dấm kéo dài thêm 60-90 ngày . . Cách sử dụng đơn giản, lấy 2 kg ATA 81 cho vào chai nhựa PET 10 lít với 2-3 lít nước và 100-200 gr vỏ trái khóm (thơm) để trong mát, 5-7 ngày sẽ có nhiều dòi dấm sinh sôi, 7-10 ngày dòi biến thành nhộng và sau đó thành ruồi dấm bay ra.. Ruồi dấm rất nhỏ 1-1,5 mm, dòi ruồi dấm nhỏ 1-1,5 mm, Ở Malaysia, Indonesia đã sản xuất nhân giống ruồi dấm để làm mồi ăn cho chim yến.
Video tạo ruồi dấm bằng trái cây úng hư được bán với giá rẻ như cho ( nên đến các chợ vào buổi chiều có rất nhiều loại trái cây hư bỏ):Video dẫn tạo ruồi giấm từ trái cây
Vỏ trái thơm là nơi cư trú của nhiều ruồi dấm, nếu không dùng vỏ trái thơm thì dùng bột DISO để cấy nhân giống ruồi dấm.
Xem thêm cách nuôi ruồi dấm tại đây:Cách nuôi tạo ruồi dấm đơn giản làm thức ăn cho chim yến
- Một tham vọng đã thử nghiệm thành công nhưng thực hiện thành công còn ở phía trước
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới. Với dân số 1,4 tỷ người, có hơn 30% khoảng 400 triệu ở tầng lớp giàu có, trung lưu và làm việc bằng trí óc có nhu cầu tiêu thụ tổ yến rất lớn, bình quân mỗi người chỉ tiêu thụ 10 gr/năm thì số cầu là 4.000 tấn/năm... Nhiều doanh nhân Trung Quốc rất muốn nhân giống nuôi được loài chim yến cho tổ trắng của vùng Đông Nam Á và họ đang có tham vọng nuôi được chim yến tại đảo Hải Nam Trung Quốc, nơi đang có rất ít chim yến tổ trắng sinh sống (Theo khảo sát của Fanvà He, 1996 là có 70-90 con), để lấy tổ yến cung cấp cho thị trường Trung Quốc
Đầu năm 2013, các doanh nhân ở đảo Hải Nam Trung Quốc đã thuê các chuyên viên ở Johor Malaysia thực hiện sản xuất và thả nuôi chim yến giồng trong nhà yến. Kết quả thành công, chim yến thả nuôi ở lại nhà yến tỷ lệ hơn 80%, thả 500 chim yến giống, chim ở lại nhà yến gần 400 con. Các chuyên viên Malaysia được thuê làm chương trình này đã khẳng định là thử nghiệm có kết quả tốt, nhưng trong môi trường nuôi tự nhiên thì rất khó vì môi trường khí hậu rất khắc nghiệt và nguồn thức ăn côn trùng không có trong mùa lạnh.
Theo tôi, kết quả thử nghiệm thành công của các chuyên viên Malaysia được thuê làm chương trình này tại đảo Hải Nam Trung Quốc sẽ mở đường cho những thử nghiệm sản xuất các loại côn trùng tại đây nhằm cung cấp mồi ăn cho chim yến trong những tháng mùa đông và chắc chắn là sẽ thành công, mặc dù các kỹ thuật Malaysia hiện nay chưa nắm được kỹ thuật cho chim yến ăn mồi ngay trong nhà yến nhưng rồi họ cũng sẽ giải quyết được. Khi các doanh nhân Trung Quốc nuôi được chim yến trong nhà tại đảo Hải Nam dù với số lượng nhỏ vài trăm kg đến tấn tổ yến năm, cũng sẽ gây khó khăn về giá tổ yến cho nghề nuôi chim yến ở các nước Đông Nam Á.
Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »