2/14/2022

VÙNG NUÔI CHIM YẾN TIỀM NĂNG Ở ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2022

Nghề nuôi yến những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trong việc dẫn dụ vì mô hình này mọc lên tại rất nhiều tỉnh thành của nước ta. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn nhiều vùng nuôi có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến, điển hình là vùng Đông Nam Bộ.

Đông Nam Bộ là vùng đất tập trung nhiều đô thị, có diện tích 23,6 nghìn km2 (chiếm 7,5% cả nước), gồm 6 tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai. Nơi đây được xem là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. 

(Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang; trong đó Long An,Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).

Những yếu tố nào nhận biết được Đông Nam Bộ là vùng nuôi chim yến tiềm năng 2022?

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, khí hậu 

Địa hình nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo, khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.

Nhiệt độ trung bình của Đông Nam Bộ dao động từ 25o đến 29o phù hợp với đặc tính của nghề nuôi yến, nếu nhiệt độ quá lạnh dưới 18o chim yến chậm làm tổ hoặc có thể chết vì rét. 

Điều kiện tự nhiên và khí hậu là một trong các yếu tố cần xem xét đầu tiên trước khi xây dựng nhà yến, chính vì thế Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc tính của chim yến nên cơ hội dẫn dụ chim yến về ở và làm tổ sẽ rất cao. 

Thứ hai, có môi trường thiên nhiên phong phú, đa dạng

Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng, đất phổ biến là đất bazan, đất xám thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…cung cấp lượng côn trùng lớn làm nguồn thức ăn cho chim yến.

Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, có hệ sinh thái đất ngập mặn tại Cần Giờ; vườn Quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận; hệ thống Vườn quốc gia: Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh),….

Hệ sinh thái sông, hồ đa dạng như: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam; hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh); hồ Trị An (Đồng Nai); hồ Thác Mơ (Bình Phước),…

Đông Nam Bộ được xem là vùng có môi trường sống lí tưởng và nhờ tiếp giáp ở các vùng lân cận khác như phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguyên liệu về các sản phẩm nông- lâm- ngư nghiệp, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. Chính vì thế, nguồn thức ăn, thức uống phong phú, dồi dào trong và ngoài khu vực đã giúp cho Đông Nam Bộ có ưu thế vượt trội để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ. 

Thứ ba, vùng chim tiềm năng của Đông Nam Bộ

Dựa vào kinh nghiệm thực tế của đội ngũ kỹ thuật, Tầm Cao Việt chia sẻ lại một số khu vực vẫn còn tiềm năng phát triển nghề nuôi yến tại Đông Nam Bộ trong năm 2022 như:

vung-nuoi-yen-tien-nang-o-ĐNB-2022
Vùng nuôi chim yến tiềm năng ở Đông Nam Bộ năm 2022

- Vùng nuôi chim yến ở Tây Ninh: Tân Châu, Gò Dầu

- Vùng nuôi chim yến ở Bình Dương: Dầu Tiếng, Tân Uyên

- Vùng nuôi chim yến ở TP. HCM: Củ Chi, Hóc Môn

Thứ tư, quy định về nuôi yến tại địa phương

Vài năm trở lại đây, hàng loạt những căn nhà yến mọc lên tràn lan như nấm vì vậy đã có những quy định/ hướng dẫn nuôi yến cụ thể để giúp chủ đầu tư nắm bắt được khu vực nào được phép nuôi, khu vực nào không nên nuôi.

Chủ đầu tư có thể tham khảo một số văn bản nhà nước quy định về nuôi yến của từng địa phương 👉 TẠI ĐÂY.

Công thức tính chi phí xây nhà Yến, chủ đầu tư có thể tham khảo để có kế hoạch xây nhà nuôi yến phù hợp


Một số mẫu nhà yến mới nhất 2022: 







Việc tính toán chi phí cho xây dựng nhà yến là bao nhiêu- đây là khâu cần thiết mà các chủ đầu tư luôn quan tâm. Nhằm giúp chủ đầu tư chủ động về tài chính khi xây dựng nhà yến, Tầm Cao Việt xin chia sẻ cách tính xây dựng phần thô để chủ đầu tư tham khảo:

Xây dựng phần thô:

* Đơn giá xây tính trên 1m2 

- Vật tư dao động từ 3.500.000đ - 5.000.000đ

Ví dụ như: Bạn muốn xây ngôi nhà có 1 trệt và 2 lầu trên nền 5x20m, dùng mái bằng và vật tư tốt thì giá sẽ như sau:
- Tính diện tích:
+ 1 trệt = 5×20 = 100m2
+ 2 lầu = 5x20x2 = 200m2
+ Mái bằng = 5x20x70% = 370m2
Tổng diện tích là: 370m2
- Nhân đơn giá:
370m2 x 3.500.000 - 5.000.000đ = 1 tỷ 3 - 1 tỷ 9 (1)

Phần thiết bị lắp đặt nhà yến

* Đơn giá xây tính trên 1m2

- Vật tư dao động: 1.200.000đ- 1.400.000đ

Ví dụ: Bạn muốn xây ngôi nhà có 1 trệt và  2 lầu trên nền 5x20m, giá sẽ như sau:
- Tính diện tích: 
+ 1 trệt = 5×20 = 100m2
+ 2 lầu = 5x20x2 = 200m2
Tổng diện tích là: 300m2
- Nhân đơn giá:
300m2 x 1.200.000đ- 1.400.000đ = 360.000.000đ - 420.000.000đ (2)
TỔNG CỘNG: Xây 1 căn nhà yến 300m2 dao động: 1tỷ6 - 2tỷ3.

Cách tính trên mang tính chất tham khảo để chủ đầu tư có thể ước tính được chi phí xây nhà yến thuận tiện cho việc dự trù tài chính trước khi xây dựng. 

Phía trên là những chia sẻ về vùng nuôi chim yến tiềm năng ở Đông Nam Bộ năm 2022 và cách tính chi phí xây dựng nhà yến. Hy vọng với bài viết này sẽ gúp chủ đầu tư lựa chọn được vị trí nuôi yến phù hợp và nuôi yến thành công. Nếu chủ dầu tư cần tư vấn hoặc khảo sát MIỄN PHÍ vùng nuôi chim yến, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT

Địa chỉ: 79/7 Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, TP. HCM 

Điện thoại: 028.6252.4947 

Di động: 0915.265.267 - 0917.667.553

Anie

Bài trước
BÀI TIẾP