An Giang được ví là “vùng đất màu xanh” mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sông nước mênh mông, núi non kỳ vĩ, rừng tràm xanh ngắt một màu, đồng ruộng bát ngát. Ngoài ra, An Giang là một trong hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi. Chính vì vậy, nuôi yến được trên mảnh đất này cũng là điểm nuôi yến lý tưởng dành cho những chủ đầu tư đang quan tâm về mô hình này.
- Địa hình đồi núi tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên
- Địa hình đồng bằng ở An Giang là một vùng lãnh thổ rộng lớn, trù phú, khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai nên khu vực đồng bằng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ. Địa hình đồng bằng được chia làm hai khu vực:
+ Cù lao: gồm huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, thị xã Tân Châu.
+ Vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và phần đất thấp còn lại của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Về tài nguyên thiên nhiên, có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và nhiều loại cây khác nhau. Chính vì vậy, nhờ đa dạng các loại cây trồng góp phần thu hút được một lượng côn trùng lớn làm thức ăn cho chim yến.
Ngoài ra, An Giang có sông Tiền và sông Hậu cùng với hệ thống kênh, rạch rải rác khắp địa bàn của tỉnh đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi yến lấy tổ.
Vì sao nên chọn vùng đất cù lao ở An Giang để phát triển nghề nuôi yến?
Cù lao được bao quanh bởi các nhánh sông Tiền, sông Hậu và những con rạch lớn tự nhiên.
Huyện An Phú là huyện biên giới đầu nguồn của tỉnh An Giang, giáp lãnh thổ Campuchia. Huyện An Phú nằm ở đầu nguồn sông Hậu, có nhiều thuận lợi về nguồn nước, đất đai phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển về nông nghiệp, trong đó thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, hoa màu. Ngoài ra còn có cù lao Vĩnh Trường (xưa gọi là cù lao Ba - do tiếng Chăm nghĩa là 3 cù lao) ở phía Nam. Hồ nước ngọt Búng Bình Thiên ở An Phú là hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất miền Tây và có giá trị du lịch nhờ cảnh quan đẹp.
![]() |
Hồ nước ngọt Búng Bình Thiên ở An Phú là hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất miền Tây |
Huyện Phú Tân là một trong những vùng đất trù phú, cây cối xanh tươi. Bốn phía Phú Tân được bao bọc bởi các con sông, sông Tiền ở phía Đông, kênh Vĩnh An (nối sông Tiền với sông Hậu) ở phía Bắc và Tây Bắc, nhánh sông Vàm Nao (nối sông Tiền với sông Hậu) ở phía Nam và Tây Nam. Vì thế, huyện Phú Tân có những đặc điểm chung của vùng đồng bằng, vừa có tính chất riêng của vùng cù lao. Ngoài ra, huyện Phú Tân là một trong những huyện trọng điểm sản xuất lương thực với năng suất và chất lượng vào loại cao nhất của tỉnh.
![]() |
Cánh đồng lúa huyện Phú Tân- An Giang là một trong những huyện trọng điểm sản xuất lương thực |
Huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và rạch Cái Tàu Thượng, có 2 cù lao là cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng.
- Cù lao Giêng từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp, lễ hội, khu sinh thái thuần Nam Bộ.
![]() |
Cù lao Giêng từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" |
- Vùng đất cù lao Ông Chưởng không chỉ nổi tiếng với những làng nghề và còn trồng các loại lúa, rau củ, cây ăn trái.
![]() |
Rạch Ông Chưởng mang dòng nước ngọt đầy ắp phù sa vào các kênh, rạch nhỏ hơn |
Thị xã Tân Châu thuộc vùng biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, là địa phương đầu nguồn con sông Tiền, có đường biên giới dài 6,33km giáp tỉnh Kandal- Vương quốc Campuchia cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt.
![]() |
Một đoạn bờ kè sông Tiền ở thị xã Tân Châu |
Quy định nuôi yến mới nhất ở An Giang
Ngày 08/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, Kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo đó, quy định các khu vực không được nuôi chim yến như sau:
a) Thành phố Long Xuyên
- Toàn bộ địa giới hành chính phường Mỹ Long, phường Mỹ Bình, phường Mỹ Xuyên, phường Đông Xuyên và phường Mỹ Phước.
- Khu vực giới hạn từ sông Hậu đến tuyến tránh Long Xuyên đối với phườngMỹ Thạnh, phường Mỹ Thới, phường Mỹ Quý, phường Bình Khánh, phường Bình Đức và phường Mỹ Hòa.
- Khu vực từ tuyến tránh đến giáp ranh huyện Châu Thành tại phường Bình Đức được giới hạn từ sông Hậu đến đường vành đai trong theo Đồ án Quy hoạch chung của thành phố Long Xuyên.
- Khu vực từ tuyến tránh đến cầu Mỹ Phú tại phường Mỹ Hòa: Toàn bộ Khu vực phía Bắc Tỉnh lộ 943 và khu vực phía Nam Tỉnh lộ 943 tính từ tim đường hiện hữu cách 300 mét.
b) Thành phố Châu Đốc
- Toàn bộ địa giới hành chính phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Vĩnh Mỹ, phường Núi Sam và phường Vĩnh Ngươn.
c) Thị xã Tân Châu
- Toàn bộ địa giới hành chính phường Long Thạnh, phường Long Hưng, phường Long Châu, phường Long Phú và phường Long Sơn.
d) Huyện Châu Thành
- Thị trấn An Châu thuộc giới hạn sau: Phía Đông Bắc giáp sông Hậu; phía Tây Bắc giáp Mương Út Xuân; phía Đông Nam giáp phường Bình Đức (thành phố Long Xuyên); phía Tây Nam giáp đường tránh đô thị giai đoạn 1.
- Thị trấn Vĩnh Bình: Khu thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp (tuyến ĐH 12 từ cầu Mai Công Chánh đến Kênh 1, tuyến giao thông Tỉnh lộ 947 từ cầu Mai Công Chánh đến Kênh 15, thuộc khóm Vĩnh Phước); khu vực đô thị trung tâm (tuyến giao thông Tỉnh lộ 941 từ Cầu Số 4 đến Cầu Số 5, tuyến giao thông Tỉnh lộ 947 từ điểm tiếp nối Tỉnh lộ 941 đến Cầu Kênh Đòn Dong, toàn bộ khu thương mại, khu dân cư thị trấn Vĩnh Bình, tuyến dân cư Kênh Thanh Niên).
đ) Huyện Châu Phú
- Xã Bình Mỹ, xã Bình Long, thị trấn Cái Dầu: Khu vực từ tuyến tránh Quốc lộ 91 trở ra sông Hậu theo đồ án quy hoạch chung đô thị Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2035.
- Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung: Khu vực từ tuyến tránh Quốc lộ 91 trở ra sông Hậu theo đồ án quy hoạch chung đô thị Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2030.
- Xã Mỹ Phú và xã Mỹ Đức trong phạm vi 300 mét tính từ tim đường hiện hữu của tuyến Quốc lộ 91.
e) Huyện Chợ Mới
- Thị trấn Chợ Mới: Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Chợ Mới theo bản đồ quy hoạch thuộc đồ án quy hoạch chung đô thị Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đến năm 2035
- Thị trấn Mỹ Luông: Phía Đông giáp sông Tiền (từ ranh địa giới hành chính của xã Long Điền A và thị trấn Mỹ Luông đến cầu Mỹ Luông, Tấn Mỹ); phía Tây giáp Kênh 77 - Kênh Cột dây Thép; phía Nam giáp đường Chùa Bà Tài - Đường N2; phía Bắc giáp ranh xã Long Điền A.
g) Huyện Phú Tân
- Thị trấn Phú Mỹ: Phía Đông giáp sông Tiền; phía Tây giáp đường Nguyễn Trung Trực đến hết đường Hải Thượng Lãn Ông (trạm biến áp 110); phía Nam giáp xã Tân Trung (từ Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Mỹ - An Hòa Tự); phía Bắc giáp ngã ba hẻm nước mắm cũ.
- Thị trấn Chợ Vàm: Phía Đông - Đông Bắc giáp sông Cái Vừng và sông Tiền; phía Nam giáp đường đất hiện hữu (ấp Phú Xương, thị trấn Chợ Vàm); phía Tây giáp tuyến dân cư vượt lũ; phía Tây Bắc giáp sông Cái Vừng và đường Tỉnhlộ 954, tuyến đê Bắc kênh K26 tính từ đường Tỉnh lộ 954 trở vào phía Tây 1.000 mét, toàn tuyến đường lộ sau lấy vào trong 300 mét.
h) Huyện An Phú
- Toàn bộ địa giới hành chính ấp An Hưng, ấp An Thịnh của thị trấn An Phú và ấp Tân Khánh, ấp Tân Thạnh, ấp Tân Bình của thị trấn Long Bình.
i) Huyện Tịnh Biên
- Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Tịnh Biên, thị trấn Chi Lăng, thị trấn Nhà Bàng, xã Thới Sơn, xã Nhơn Hưng, xã Núi Voi, xã An Phú theo đồ án quy hoạch chung đô thị Tịnh Biên, tỉnh An Giang đến năm 2035
k) Huyện Tri Tôn
- Thị trấn Tri Tôn: Toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của thị trấn Tri Tôn, xã Châu Lăng và xã Núi Tô. Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã An Hảo, xã Lê Trì; phía Nam giáp đô thị Cô Tô, xã Ô Lâm; phía Đông giáp xã Tà Đảnh; phía Tây giáp xã Lương Phi, xã An Tức.
- Thị trấn Ba Chúc: Phía Bắc giáp với đất nông nghiệp thuộc khóm An Định A và khóm An Định B; phía Nam giáp với đất nông nghiệp thuộc khóm An Hòa A và khóm Thanh Lương; phía Đông giáp xã Lê Trì; phía Tây giáp xã Vĩnh Phước.
- Thị trấn Cô Tô: Toàn bộ địa giới hành chính thuộc khu vực khóm Sóc Triết và tuyến dân cư Kênh 15.
l) Huyện Thoại Sơn
- Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và thị trấn Núi Sập.
m) Khu dân cư, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử, nơi danh lam thắng cảnh, nơi tôn nghiêm tín ngưỡng, trường học, bệnh viện, chợ, trụ sở cơ quan.
n) Khu vực trong phạm vi 300 mét tính từ ranh giới quy định từ điểm a đến điểm m khoản 3 Điều này không được nuôi chim yến.
Những lưu ý khi khảo sát thử chim và chọn địa điểm xây nhà nuôi yến tại An Giang 2022 - 2023
Nên:
- Chọn địa điểm nuôi yến có điều kiện thiên nhiên đa dạng, gần ao hồ, sông suối, đồng ruộng
- Chọn nơi có nhiều cây tầm thấp không ảnh hưởng đến đường bay của chim
- Chọn nơi có nguồn thức ăn thiên nhiên phong phú cho chim yến
- Tránh nằm trong vùng cấm nuôi yến theo quy định của pháp luật
- Nhờ chuyên gia/ đơn vị lắp đặt nhà nuôi yến uy tín khảo sát đánh giá về vùng chim thông qua buổi thử chim yến.
Không nên:
- Không xây dựng nhà yến gần xí nghiệp, nhà máy, khu đông đúc dân cư ồn ào, trạm thu phát sóng,...
- Không xây dựng nơi có không khí khói bụi, ô nhiễm sẽ gây ảnh hướng đến sự phát triển của nhà yến, khiến tốc độ tăng đàn chậm hoặc tệ hơn là chim không thể làm tổ được.
Dưới đây là một số mô hình mẫu nhà nuôi yến mới nhất 2022 - 2023 các chủ đầu tư có thể tham khảo:
Ngoài huyện An Phú, huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới, thị xã Tân Châu ở vùng đất cù lao tỉnh An Giang, còn một số huyện khác có tiềm năng phát triển cho nghề nuôi yến như huyện Châu Đốc, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên..v..v. Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm VÙNG NUÔI YẾN TIỀM NĂNG Ở MIỀN TÂY để lựa chọn được nơi phù hợp với điều kiện của mình.
Khi lựa chọn được vị trí nuôi yến phù hợp, nếu bạn cần tư vấn về vùng nuôi chim yến hoặc khảo sát vui lòng liên hệ:
Anie