KỸ THUẬT NUÔI YẾN TRONG NHÀ

Kĩ thuật nuôi chim Yến ( Phần 1 )
 Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu về kỹ thuật nuôi  Yến Trong Nhà:
 - Nuôi Yến Trong Nhà không chỉ là một cái nghề đòi hỏi người nuôi phải có nghệ thuật mà còn phải áp dụng được các kỹ thuật và công nghệ. Người nuôi Yến sẽ phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như: tập tính sinh học của Yến, điều kiện địa lý lẫn môi trường sống của chim Yến. Người nuôi phải quan sát được hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp.
 I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến/Nhạn tiêu biểu
  1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)
Bên trong nhà nuôi yến
  - Sải cánh to (14-16cm);
  - Đuôi có mảng trắng;
  - Màu đen tuyền ;
  - Tiếng kêu đặc biệt;
  - Đập cánh một nửa;
  - Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
  - Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.
  - Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.
  2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)
  - Đuôi nhọn sẻ đôi;
  - Thân mỏng hơn các loài khác;
  - Tiếng kêu đặc trưng;
  - Đi theo đàn 4 đến 5 con;
  - Thường đậu cây dừa;
  - Tốc độ bay rất nhanh;
  - Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.
 3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)
  - Thân nhỏ (12 – 14cm);
  - Ngực xám ;
  - Lưng mảng màu sáng;
  - Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;
  - Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;
  - Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;
  - Một năm sinh sản 2 lần
  4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)
  - Sải cánh dài (12-15cm);
  - Đuôi bầu ;
  - Lưng không có khoảng trắng;
  - Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
  - Đập toàn bộ cánh khi bay;
Nuôi yến trong nhà
  - Tổ to 8-12g;
  - Sinh sản 3-4 lứa một năm;
II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng. 
 1./ Vòng đời của Chim Yến
 2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):
  - Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi
  - Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
  - Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:
  + Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
  + Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.
 3./ Các đặc tính sinh học khác:
  - Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
  - Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
  - Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
  - Thích chơi đùa với nước.

Kĩ thuật nuôi chim Yến ( Phần 2 

Yến Sào chứa nhiều chất khoáng, đạm, glucosamin thiên nhiên, chứa nhiều galactose trong mucoprotein, không chứa các đường lên men, đặc biệt không chứa chất béo.Nhờ phát hiện này, nó trở thành nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe của con người. Từ đấy, trên thế giới lẫn Việt Nam đã hình thành nên nghề nuôi chim Yến.
 III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi Yến trong Nhà
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi Yến Trong Nhà:
 - Gần một căn nhà Yến có sẵn;
 - Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
 - Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
 - Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
- Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
     + 50% cây bụi, đồng lúa;
     + 30% cây cao;
     + 20% mặt nước.
- Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
     + Gần ao, hồ, mặt nước;
     + Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
     + Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
- Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác
- Xác định vùng chim đang lượn vòng
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
- Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
    + Lỗ trên chuồng cu.
    + Lỗ ngang.
- Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
- Nên làm ống chắn sáng tại lỗ
Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
- Kích thước lỗ ra vào:
    + Từ 20x30cm.
    + Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.
Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể
Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!
1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
- Tường: Có các loại tường khác nhau
    + Dùng gỗ.
    + Dùng ván cách nhiệt.
    + Gạch lỗ xây 2 lớp.
- Trần:
    + Dùng ván gỗ.
    + Bêtông tổng hợp.
    + Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
- Lỗ thông hơi:
    + Dùng ống thông hơi.
    + Xây theo kiểu khe thông hơi.
1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea:
- Mái nhà:
    + Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
    + Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
    + Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.
- Vòi phun nước:
    + Vòi phun tròn.
    + Vòi phun dài.
    + Các loại vòi phun khác.
- Cây:  Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
    + Trồng xung quanh nhà nuôi.
    + Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
- Nhiệt độ:
    + Từ 26-300C.
    + Phải có hệ thống thông hơi.
    + Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.
- Độ ẩm:
    + Sử dụng máy tạo độ ẩm.
    + Làm hồ nước trong nhà nuôi.
    + Đường nước chạy trên tường
    + Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!
2.2./ Thanh làm tổ:
- Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm-50cm.
- Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.
2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
- Xử lý mùi bầy đàn:
    + Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
    + Phun cách trần 50cm.
    + Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ
- Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
    + Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
    + Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
    + Âm thanh dẫn dụ chim yến phải bật vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc chiều đàn chim bay về.
    + Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.
2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
- Ánh sáng:
    + Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
    + Phòng chuyển tiếp.
    + Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
    + Ống chắn sáng.
- Đường bay:
    + Lỗ ra vào
    + Lỗ liên phòng
    + Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).
2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Rắn
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm
Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
- Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
- Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
- Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.

Liên hệ: Công ty TNHH Nhà Yến Tầm Cao Việt
Địa chỉ: 26 Khu B, Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.6252 4947 – 0916 146 805 Mr Thành