Giá trị thật của một con chim yến đang bị bẫy bắt Hà Tĩnh là bao nhiêu?

Những ngày vừa qua, trên một số trang báo mạng của Việt Nam và các trang mạng xã hội khác đã đăng tải clip về người dân huyện  Lộc Hà- Hà Tĩnh dùng loa dụ (gắn âm gọi chim yến) chim Én sau đó giăng lưới bắt để bán kiếm tiền. Và ai cũng bất ngờ với giá bán của một con chim yến khi bị bán cho các quán nhậu, chỉ... 3000đ trong khi giá trị thực của nó lại gấp 100 lần như thế.
Dùng loa gọi yến về để giăng lưới bắt
Thực ra trong clip chính là chim Yến, chứ không phải chim Én như tiêu đề bài báo. Một người bình thường cũng rất khó phân biệt hoặc không để tâm tới, chỉ những dân trong nghề, hoặc những người tìm hiểu, nghiên cứu mới biết được đâu là Én, đâu là Yến. (Click vào đây để phân biệt chim Én và chim Yến). Tuy nhiên cái mà chúng ta đề cập đến ở đây không đơn thuần chỉ là chim Yến hay chim Én, mà là vấn nạn bẫy chim Yến, một loài chim nhả "vàng trắng" cần được bảo tồn, ngày một tăng cao.

Chúng ta cùng làm một bài toán đơn giản như thế này: Một cặp chim yến mỗi năm có thể cho ít nhất là 3 chiếc tổ yến, tính theo giá trị kinh tế hiện tại tương đương khoảng 600.000đ/ 3 tổ. Trung bình vòng đời của chim yến khoảng 10 năm sẽ thu được 6.000.000đ. Điều này cũng đồng nghĩa với 1 con chim yến sẽ có trị giá thấp nhất 3.000.000đ trong vòng 10 năm. Theo như phóng sự mà báo Vnexpress.net đưa tin thì 1 ngày, 1 người dân bắt được khoảng 50 con. Vậy việc giăng lưới bắt chim 1 ngày sẽ làm nghề yến thiệt hại là 50 x 3.000.000= 150.000.000 triệu trong 10 năm. Cứ như vậy, mỗi ngày người dân đó đều đi bắt khoảng 50 chim thì trong vòng 1 năm không biết bao nhiêu yến bị tiêu diệt? thiệt hại bao nhiêu tiền? Mỗi ngày người dân đi bắt chim Yến như vậy trong vòng 5 năm, 10 năm thì con số đó còn tăng lên gấp cả trăm, cả ngàn lần? 
Một cặp chim vừa bị bắt
Chưa kể đến chim yến vốn là loài chim rất thủy chung, nếu bạn tình chết nó sẽ không đi xây tổ mới, khả năng tăng đàn của chim yến vì thế cũng sẽ giảm mạnh đáng báo động, người dân sẽ lao đao vì đầu tư vào nhà yến vốn không phải là chuyện tốn vài triệu đồng hay vài chục triệu mà là vài trăm cho đến vài tỷ đồng. 
Con số này chưa dừng lại ở riêng Hà Tĩnh, mà một số tỉnh khác như Bình Định, Thanh Hóa cũng xuất hiện nhiều hiện tượng giăng bẫy chim trời. Đây là tình trạng đáng báo động vì ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của chủ đầu tư nhà yến đồng thời ảnh hưởng đến việc bảo tồn chim yến mà nhiều các hiệp hội, các diễn đàn nuôi yến đang kêu gọi mỗi ngày. 
Mỗi ngày có hàng trăm chim yến bị bắt để bán cho các quán nhậu
Vẫn biết rằng, người dân vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày mà săn bắt chim để bán kiếm lời nhưng chim Yến ở đây là chim đa số do người dân địa phương nuôi để làm kinh tế. Chỉ xét riêng ở khía cạnh này cũng đủ thấy việc giăng lưới bắt chim yến là sai trái như thế nào. Xét ở góc độ nhân văn thì việc nuôi chim yến còn là việc bảo tồn loài chim quý. Chính vì thế, nuôi chim yến rất cần đến các cơ quan chức năng địa phương vào cuộc để giúp xóa sổ vấn nạn này, trả lại môi trường bay lượn cho chim yến, trả lại sự an tâm cho người nuôi yến. 

Xem thêm clip bẫy chim yến ở đây.
Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »