188 LÝ DO DẪN ĐẾN NHÀ NUÔI CHIM YẾN THẤT BẠI-PHẦN 1- CHƯƠNG 1- 1.1


PHẦN 1.
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHỀ NUÔI YẾN Ở VIỆT NAM
1.1. Tìm hiểu chung về chim Yến
1.1.1. Chim Yến
Chim Yến là một trong số những loài chim ở trên không nhiều nhất, thậm chí đớp mồi, ngủ và giao phối ngay cả khi đang bay.
Họ Yến được chia thành rất nhiều loài Yến khác nhau. Chim Yến mà chúng ta lấy tổ là chim Yến hàng, ở Việt Nam có 2 phân loài: chim Yến làm tổ ở các hang đảo và chim Yến làm tổ ở trong nhà. Theo quá trình phát triển, tỷ lệ chim Yến sinh sống và làm tổ ở trong nhà ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn tổ Yến cho sức khỏe con người.
chim-yen-hang
Hình 1: Chim yến hàng

chim-yen-lam-to
Hình 2: Chim yến làm tổ

1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Chim Yến có thân dài 12-14cm nhưng khá nhỏ chỉ nặng khoảng 13-17 gram, nhỏ hơn các loài Yến khác. Chim Yến có lông màu đen bóng đến nâu đen hay đen ánh thép và đôi khi có lông màu nâu sáng.
Ở Việt Nam, chim có lông ngực xám, lông lưng có mảng sáng hơn, lưng không có khoảng trắng, đuôi bầu, sải cánh dài 12-15 cm, khi bay cánh đập toàn bộ. Cánh nhọn dài, đuôi ngắn gần như không chẻ. Xương cánh tay ngắn, chân ngắn có 4 ngón (3 trước, 1 sau) nên không đi được trên mặt đất chỉ bay lượn cả ngày trong không trung. Mỏ ngắn chỉ dùng cho việc bắt mồi côn trùng trong không trung. Khi bay, chim đập nhẹ cánh liên tục và không bao giờ đậu trên cành cây và dây điện. Chim thích chơi đùa với nước và thường sống bầy đàn. Trong nhà Yến có thể có nhiều đàn sống chung với nhau. Tại nơi trú ở, chim thích chỗ tối có độ sáng chỉ 0,02 đến 0,2 lux, độ ẩm 75-90%, nhiệt độ 27-290C. Chim Yến sinh sản 2-3 lứa/ năm.
Chim Yến tự điều hòa thân nhiệt thích nghi với môi trường. Sáng sớm trước khi rời khỏi nhà ở, chim khởi động để cho thân nhiệt tăng rồi mới bay kiếm mồi. Chiều về trước khi bay vào nhà, chim lượn nhiều vòng ở sân để tự giảm thân nhiệt.
Tại Việt Nam, chim Yến phân bố nhiều ở các tỉnh ven biển và một số khu vực đất liền từ miền Trung trở vào phía Nam do đây là những vùng có khí hậu thích hợp, không có mùa lạnh và nguồn thức ăn vô cùng phong phú. Ngược lên Tây Nguyên, chim yến di cư và định cư khá nhiều. Đã có nhiều mô hình nuôi yến thành công ở Tây Nguyên như tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum.
1.1.2.1. Khả năng định vị trong bóng tối của chim Yến

Chim Yến phát ra âm thanh gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi xung là 1-2 ms.
Mỗi con chim Yến có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chim có thể xác định âm dội của chính mình. Âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim “nghe” và “thấy” được vật cản trước mắt và tránh đi. Trong nhà Yến tối thẳm có cả hàng ngàn con, ngàn tổ Yến cách nhau vài mm, khi chim bay về chỉ trong vài phút là đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm tường, cầu thang, ván ngăn. Mỗi tổ có một cấu trúc riêng biệt do đôi chim tạo ra nên sẽ cho âm dội phản hồi đặc trưng, chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình. Chim Yến non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.

1.1.2.2. Chim Yến làm tổ, đẻ trứng và chim non 
Tổ của chim Yến (hay còn gọi là Yến sào) được làm trên các bề mặt dốc đứng bằng chính nước bọt của chúng. Trung bình một tổ Yến nặng 8-12gram. Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra những công dụng tuyệt vời mà tổ Yến mang lại, chính vì vậy, tổ Yến càng ngày càng được biết đến và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực,…
Từ ngàn xưa cho đến nay, vạn vật trong vũ trụ đều tồn tại không nằm ngoài quy luật âm- dương. Âm và dương là hai khái niệm biểu thị các sự vật đối lập nhau, cũng có khi là biểu thị hai phương diện đặc tính trái ngược nhau nhưng hỗ trợ cho nhau cùng tồn tại trong một sự vật.
Tất cả những gì vận động, hướng ngoại, tăng lên, ấm nóng, tươi sáng,…đều thuộc dương. Những gì tĩnh, hướng nội, hạ xuống, lạnh giá, u tối,… đều thuộc âm.
Tính âm được thể hiện ở môi trường sống cực tối (khoảng 0.02 đến 0.2 lux) và cực ẩm (từ 75% đến 90%) của chim Yến. Trong khi đó, tuy sống ở môi trường mang tính âm nhưng chim Yến lại là loài chim có thuộc tính dương cực mạnh.
Tính dương được thể hiện rõ rệt trong tập tính sống của chim Yến. Chim Yến bay cả ngày không ngừng nghỉ từ sáng sớm đến chiều muộn, nó di chuyển với tốc độ cao và khoảng cách rất xa. Yến luôn cử động, luôn di chuyển và luôn ở trên không trung, không bao giờ đậu trừ khi về tổ. Ngoài ra, Yến là một loài chim săn mồi siêu hạng trên không trung với những con mồi li ti như đầu tăm với tốc độ bay có khi lên đến 160km/giờ. Tất cả những đặc tính này đã tạo nên thuộc tính dương rất mạnh cho đàn chim Yến. Có lẽ chính sự kết hợp giữa hai dòng năng lượng âm rõ rệt của môi trường sống và năng lượng dương cực mạnh của đàn Yến đã sản sinh ra những chiếc tổ Yến đặc biệt quý giá như là một kết quả tất yếu của một người cha kiệt xuất và một người mẹ tuyệt vời, đem lại cho chúng ta những lợi ích vô giá cho sức khỏe và sắc đẹp.

Chim Yến 1 năm tuổi thì trưởng thành, kết đôi và sinh sản. Chim kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp và cùng nuôi con. Vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa chim Yến động dục sinh sản. Chim làm tổ xong là bay lượn kêu ríu rít liên tục trong nhiều giờ và kéo dài như vậy khoảng 10 ngày sau là chim đẻ trứng trong tổ.
Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm ăn, tổ do chim đực xây dính vào thành tường hay ván gỗ.
Đôi chim Yến chọn một chỗ thích hợp trên vách tường hay trên tấm ván để xây tổ. Vị trí này được giữ cố định trong suốt cuộc đời của đôi chim nếu không có các biến động môi trường hay chim bạn bị chết.
Chim Yến xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến nước bọt (phát triển lớn hơn trong thời gian làm tổ) nằm dưới lưỡi. Tuyến nước bọt này có kích thước cực đại vào tháng 2-3 và thấp nhất vào tháng 8-10 sau đó xẹp xuống bình thường. Nước bọt gặp không khí sẽ khô lại sau khoảng 2-3 giờ.
Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 cm. Một đêm chim làm được khoảng 1mm mép tổ với khoảng 0,13-0,15gr nước bọt tiết ra.

Chim Yến đẻ vào khoảng từ 2- 4 giờ sáng. Trứng thứ hai đẻ sau trứng thứ nhất 3 ngày và có thể tới ngày thứ 6 nhưng thời gian trúng nở chỉ cách nhau hơn 1 ngày, tối đa là 4 ngày vì sau khi đẻ lần thứ 2 chim mới ấp. Chỉ có 72,6% số tổ có 2 trứng, 22,1% số tổ có 1 trứng và 6% số tổ không có trứng.

trung-chim-yen
Trứng chim yến
      
Nhiệt độ ở tổ ấp là 33,5-340C, thời gian ấp là 26-29 ngày. Tỷ lệ trứng nở tự nhiên là 88-89% cho lứa đẻ đầu và 73-74% cho lứa đẻ sau. Sau khoảng 11 ngày ấp, tim phôi trứng xuất hiện, ngày thứ 15 tim phôi đập mạnh và thấy rõ.

chim-yen-non-moi-no
Chim Yến non mới nở


Ở lứa đẻ lần đầu, chim non rời tổ vào ngày thứ 43 sau khi nở, còn ở lứa thứ hai thì phải 45-47 ngày tuổi khi lông cánh sơ cấp thứ 7 mọc hoàn chỉnh và trọng lượng cơ thể chim non đạt 14,4-14,7gr.
Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »