BUÔN MA THUỘC- ĐIỂM NÓNG CHO NGHỀ NUÔI YẾN

Nghề nuôi yến dần dần được đẩy mạnh ở khắp các tỉnh, đặc biệt không thể không nhắc đến Buôn Ma Thuộc. Đây là một trong những điểm nóng phát triển nghề nuôi yến 3 năm trở lại đây. 

Buôn Ma Thuộc là thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố lớn nhất nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên.

Thành phố Buôn Ma Thuộc nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50 - 100 từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú. 

thanh-pho-buon-ma-thuoc
Một góc thành phố Buôn Ma Thuộc. Nguồn ảnh: Internet
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu cũng có những nét đặc thù riêng, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhờ vào khí hậu, đất đai nơi đây chủ yếu là đất bazan màu mỡ, bạt ngàn đã làm cho Buôn Mê Thuộc có thế mạnh chính về tất cả các loại trái cây, khoai sắn, rau củ, đặc biệt là cà phê Buôn Mê Thuộc được đánh giá là ngon nhất Việt Nam. Chính vì thế, nhờ vào những cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố đông đúc và nhộn nhịp. Cây cà phê trước kia có thể được coi là cây xóa đói giảm nghèo ở Buôn Ma Thuộc.

Hơn thế nữa, thiên nhiên ưu ái cho nơi đây cùng với bàn tay con người qua thời gian đã hình thành mạng lưới hồ thiên nhiên, nhân tạo gắn với những khu rừng, đồn điền cà phê, cao su, các buôn dân tộc tạo nên các không gian thoáng đãng, trong lành, là nơi khai thác du lịch rất hấp dẫn và sinh động như hồ Ea Kao (di tích danh thắng cấp tỉnh), hồ Ea Chư Cáp, hồ Ea Nao, hồ Đạt Lý,…

ho-ea-kao
Hồ Ea Kao. Nguồn ảnh: Intermet


ho-dat-ly
Hồ Đạt Lý.  Nguồn ảnh: Intermet
Từ những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã tạo cho Buôn Ma Thuộc một nét văn hóa đặc sắc. Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Nguyên đã là cái nôi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số, như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Giẻ, Raglai, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông... Nhắc đến Buôn Ma Thuộc, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản trường ca hào hùng, đến những lễ hội còn ít nhiều nét lạ thường, đến những ngôi nhà sàn, những bức tượng, những lán nhà mồ, nhưng đặc biệt là nghĩ đến nhạc cồng chiêng với một không gian văn hóa vừa được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa của nhân loại.

cong-chiêng-tham-gia-le-hoi-festival-ca-phe-BMT
Cồng chiêng tham gia Lễ hội đường phố trong dịp Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI - năm 2017 đã mở ra không gian mới cho nghệ nhân trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Nguồn ảnh: internet
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, có thể nói rằng Buôn Ma Thuộc là nơi đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi chim yến- nghề vốn cần dựa vào yếu tố tự nhiên. Nghề nuôi yến không còn mới mẽ với Buôn Mê Thuộc như trước đây mà thay vào đó là các căn nhà yến đã mọc lên. Dưới đây là một số hình ảnh căn nhà yến tại Buôn Ma Thuộc được công ty Tầm Cao Việt lắp đặt thiết bị:

nha-yen-BMT
Nhà yến thuộc phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuộc với diện tích 300m2


nha-yen-BMT
Nhà yến này thuộc xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuộc với diện tích là 480m2

nha-yen-BMT
Nhà yến tại đường Phan Chu Trinh- TP. Buôn Ma Thuộc với diện tích 180m2
.....Và còn nhiều căn nhà khác.... 
Không những có thế mạnh về điều kiện tự nhiên như khí hậu trong lành, nhiều ao hồ, đầm lầy,...thêm vào đó với bàn tay của con người đã biến Buôn Ma Thuộc luôn trong lành và mát mẻ. Chính vì thế, đã giúp cho nghề nuôi yến tại Buôn Ma Thuộc phát triển vững mạnh hơn bao giờ hết và cùng với những đặc sắc về vùng đất này hứa hẹn trong tương lai nơi đây sẽ mang lại một màu sắc mới lạ cho nghề nuôi yến tại đây.


By BD
Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »