188 LÝ DO DẪN ĐẾN NHÀ NUÔI CHIM YẾN THẤT BẠI- PHẦN 1- CHƯƠNG 4- 4.6

4.6. Thiết kế xây dựng không hợp lý
Hiện nay có rất nhiều kiểu mẫu nhà nuôi chim yến, tùy theo điều kiện và nhu cầu mà ta có thể làm nhà yến như sau: kiểu nhà trệt - nhà cấp 4, nhà cao tầng - xây tường 20cm (nhà rất mát do thông hơi chéo hoặc chèn xốp cách âm cách nhiệt), nhà tường 10cm, nhà đổ bê tông vĩnh cữu, nhà lợp mái tôn chống nóng, nhà ở kết hợp nuôi chim yến trên lầu 1 và 2 hoặc nhà yến trên sân thượng,..v.v. Giữa nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn mẫu nhà nào là việc không đơn giản. Đây cũng có thể coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà yến khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu nhà.

Ví dụ:
Ở Miền Bắc, khí hậu có 4 mùa rõ nét. Thời tiết khắc nghiệt nhất vào mùa đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 âm lịch hàng năm. Trong suốt quãng thời gian này, nhiệt độ thường xuống rất thấp. Có những vùng núi cao còn dưới 0ºC, băng phủ kín làm chết nhiều cây trồng và gia súc, gia cầm. Chim yến cũng không tránh khỏi được những đợt lạnh này, cụ thể vào đợt rét cuối năm 2015, tại miền Bắc đã có hàng chục ngàn chim yến chết vì rét.

chim-chet-vi-khat
Chim chết vì đói vì khát vào mùa lạnh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Miền Bắc
Vào mùa hè, nhiệt độ thường xuyên tăng cao ở mức trên 30ºC, không khí rất ngột ngạt và oi bức cũng rất khắc nghiệt đối với việc nuôi chim yến. Chính vì vậy, thiết kế cấu trúc nhà cho chim Yến vừa đảm bảo mùa đông chim được ấm áp và mùa hè nhà chim mát mẻ là việc hết sức quan trọng.

Còn đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, vốn là nơi có nhiều sông nước, cây trái quanh năm, thời tiết chỉ có 2 mùa mưa và nắng, nhiệt độ giữa các mùa cũng không chênh lệch nhau quá lớn chính là nơi lý tưởng đã và đang phát triển nghề Yến hơn cả. Tuy nhiên do diện tích chủ yếu là sông nước, địa tầng vốn đã yếu nay lượng phù sa còn giảm xuống phân nửa (160 triệu tấn/năm nay chỉ còn 80-90 triệu tấn/ năm) thì việc sụt lún, sạt lở rất dễ xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là các khu vực ven biển.

sat-lo-o-DBSCL
Sạt lở ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Gạch siêu nhẹ là 1 trong những giải pháp Nuôi yến Tầm Cao Việt sản xuất tại chỗ





Để khắc phục các tình trạng trên, chủ đầu tư xây dựng nhà yến cần chú ý:
4.6.1. Thiết kế nhà theo vùng miền:
-  Miền Bắc: thiết kế nhà chim phù hợp với khí hậu bốn mùa. Có các hệ thống làm mát cũng như sưởi ấm khi cần thiết.
-  Miền Trung (ven biển): Thiết kế nhà chim phải đảm bảo thông thoáng nhưng hạn chế được gió lùa thẳng vào nhà. Vì các vùng ven biển thường xuyên có mưa bão, lượng gió trung bình rất nhiều và mạnh.  
- Miền Trung- Tây Nguyên: Kiến trúc nhà chim cần đảm bảo thoáng mát. Miền Trung Tây Nguyên chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào (gió Phơn Tây Nam) nóng bức và kèm theo độ ẩm cao. Chính vì thế, thiết kế của những nhà chim nơi đây phải đặc biệt chú ý đến hệ thống tạo ẩm và tường vách thông thoáng.
- Miền Nam: Địa tầng yếu nên chọn các vật liệu nhẹ, bền để giảm tải sức đè nặng nên nền móng.

4.6.2. Thiết kế nhà theo thời kỳ:
- Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần cải tiến thiết kế nhà yến cho phù hợp. Không nên sao chép những nhà yến trước đây (mặc dù rất thành công) để áp dụng cho nhà yến hiện tại của mình.
- Thiết kế mô hình nuôi yến tuy khó mà dễ. Khó ở chỗ khi người nuôi không hiểu được đời sống chim yến cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi về môi trường sống cũng vậy. Dễ ở đây chính là chỉ cần tìm hiểu được con yến cần gì muốn gì mà có sự thiết kế cải tiến phù hợp cho chim yến qua từng thời kỳ chắc chắn nhà yến sẽ thành công.
- Yến thời xưa ở hang động, vách núi dần dần di chuyển vào đất liền ở nhà hoang, ở gầm cầu, ở những công trình nhà cao tầng bỏ hoang, ở những rạp hát,…Con người dần tìm hiểu nghiên cứu và xây những căn nhà chuyên biệt chỉ để dẫn dụ yến về ở và làm tổ. Vì thế ta thấy càng về sau nhà yến càng nâng cấp và an toàn hơn cho chim yến “Nhà nuôi yến căn sau phải tối ưu HƠN căn trước về mọi mặt”

4.6.3. Độ ẩm và tạo mùi không phù hợp
Độ ẩm và mùi nhà Yến cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhà Yến. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nhà Yến thất bại do độ ẩm không đạt tiêu chuẩn và mùi tạo không tự nhiên
Tạo mùi không tự nhiên
Lạm dụng hóa chất dẫn dụ chim Yến.
- Pha chế dung dịch tạo mùi không đúng nồng độ
- Sử dụng thuốc, hóa chất không chuyên dùng cho nhà Yến.
Tạo ẩm không phù hợp
Độ ẩm cao: khiến thanh tổ dễ nấm mốc, chim không làm tổ được hoặc có thì chân tổ cũng bị mốc xanh.

to-yen

to-yen 
     Độ ẩm thấp khiến tổ yến dễ rớt do khô, tổ không thể bám chắc vào thanh tổ

nha-nong-to-kho-de-bong-rot-to
Nhà nóng tổ khô dễ bong rớt tổ
4.6.4.  Lắp hệ thống âm thanh không đạt
- Không cải tiến hệ âm thanh,
- Phối âm thanh cho sống động.
- Loa rời rạc thanh gỗ ghép không rõ nguồn gốc

go-ghep-cong-nghiep
Gỗ ghép công nghiệp không rõ nguồn gốc
4.6.5.      Thiên địch tấn công
Khi nhà yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản có thể nói là đã tương đối thành công. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy yến vẫn không thể tăng đàn được. Các loài thiên địch này thường chui vào các nhà yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của cả nhà yến, cụ thể như:
Chuột: Thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà, ống thông gió, miệng giếng trời,…v.v, chúng ăn trứng, chim non.
Cú mèo: Là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn yến trưởng thành, chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.

cu-heo

Cú heo-cú lợn, kẻ thù số 1 nhà yến

Chim heo: Cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.
Rắn: Bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây thương tổn cho con người khi vào nhà yến chăm sóc, thu tổ.
Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, yến non thậm chí cả yến trưởng thành

than-lan

Dơi: ăn trứng và yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.
Gián, kiến: Do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.
Nhện: Không gây hại trực tiếp đến chim yến nhưng chúng giăng mắc mạng lưới của mình khắp nhà ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.
Rệp: Là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi nơi khác.

Để hạn chế sự xâm nhập của các loài làm hại chim yến, chúng ta cần sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà yến:
Xây tường rào bao quanh nhà yến để vùng bay lượng của yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như đề phòng trộm cắp.
Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.
-  Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.
-  Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của yến xâm nhập.
-  Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.
Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập
Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet – Kiểu nhà yến thông minh.

4.6. 6     Sàn nhà bị thấm:
- Xây dựng tiền chế hay đổ sàn tiết kiệm cũng là nguyên nhân khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng hư hỏng. Khi sàn nhà không đạt tiêu chuẩn chống thấm, đặc biệt đối với nhà yến có nhiều tầng lầu, nước tạo ẩm sẽ ngấm xuống sàn làm sàn bị mục sau vài năm hoạt động và gỗ sẽ mốc và mục theo. Nước từ tầng trên thấm qua sàn xuống tầng dưới cũng sẽ làm trần nhà tầng dưới bị ẩm, gỗ mốc, chim không thể xây tổ được.
- Không chống thấm: Đổ mê bình thường, không sử dụng chất phụ gia chống thấm.
- Không thiết kế hệ thống thoát nước, khiến nước ứ đọng, đặc biệt đối với nhà Yến cao tầng.

san-bi-tham

Sàn thấm sẽ làm nhà yến nhanh xuống cấp. Thanh tổ bằng xi măng không đạt chất lượng

Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »