![]() |
188 LÝ DO DẪN ĐẾN NHÀ NUÔI CHIM YẾN THẤT BẠI |
CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG PHẦN THÔ NHÀ YẾN
7.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng
phần thô nhà Yến
Xây dựng phần thô là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể
coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của nhà yến sau này. Xây dựng
phần thô đúng quy cách, kỹ thuật và phù hợp giúp:
-
Nhà yến có thiết kế kết cấu phù
hợp cho sự phát triển lâu dài, nhất là sau 1, 2 năm chim bắt đầu tăng đàn mạnh
mẽ.
-
Hạn chế được những hư hại khi
nhà yến đi vào hoạt động như: dột, thấm, nóng nực,…v.v.
-
Tiết kiệm chi phí khi được đầu
tư vật liệu tốt ngay từ đầu do ít phải sửa chữa.
7.2. Những lưu ý khi xây dựng phần thô
nhà Yến
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đặc tính của chim Yến, Nuôi yến Tầm Cao Việt đã rút ra được rất nhiều bài học và kinh nghiệm trong việc
chọn vị trí, cách xây dựng nhà Yến. Cụ thể, người nuôi Yến cần phải nắm bắt được
các thông tin cần thiết:
7.2.1. Thu thập các dữ liệu cần thiết
trong xây dựng nhà Yến:
a)
Khí hậu: Vùng nuôi chim Yến nên là vùng nóng có nhiệt độ trung bình trên 27ºC.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm một số nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…v.v thì
nhà Yến được chia hai vùng: Vùng nhiệt độ cao trên 270C
và cùng nhiệt độ thấp (dưới 260C). Nhiệt độ không khí trung bình
hàng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của Yến dù ở cao nguyên,
đồng bằng, vùng nóng, vùng trung gian hay vùng lạnh.
b)
Khuôn viên: Rộng rãi, xung quanh có nhiều ao hồ và nhiều cây xanh. Độ rộng của khuôn
viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu nhà Yến, sân càng rộng thì càng có nhiều
không gian cho Yến bay lượn và càng dễ dàng trong việc xây dựng cũng như tối ưu
hoạt động nhà Yến sau này. Nếu không gian bay lượn cho chim Yến không quá rộng
thì có thể làm thêm tầng. Một nhà Yến có năng suất tốt nhất có thể đạt sản lượng
1-1,5kg tổ/ 10m2.
c)
Môi trường sống: Môi trường sống càng nhiều yếu tố tự nhiên càng tốt và phải đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, không gian bay lượn, nguồn thức ăn phong phú, đồng
thời không quá ồn ào, náo động.
d)
Kết cấu nhà: Căn cứ vào khu vực: vùng sông nước, vùng cao nguyên, vùng lạnh, hay các
khu ngoại ô thành phố,..v.v, mà thiết kế nhà có kết cấu cho phù hợp, đảm bảo được
khả năng chịu lực ở những vùng đất không ổn định hoặc giảm tải lực ép của nhà
khi ở các cùng có nền móng yếu,..vv. Ngoài ra cần chú ý đến hướng nhà, hướng
gió lùa để xác định kích thước độ cao, bề rộng của ngôi nhà Yến.
Chú ý dù có ở vùng khí hậu nóng (trên 270C) hay vùng
khí hậu lạnh (dưới 260C) thì kết cấu nhà Yến cần đảm bảo nhiệt độ
trong nhà đạt mức tiêu chuẩn từ 270C đến 290C. Vùng trung
gian và vùng có nhiệt độ biến động nhiều thì cần có sự tính toán kĩ càng trong
kết cấu xây dựng, nếu không, theo thời gian không những Yến không tăng đàn mà
còn giảm số lượng đáng kể.
-
Cấu trúc bên
trong nhà Yến khu vực 270C:
+ Phòng nên ngăn, kích
thước 3,5x4m hoặc lớn hơn 4 x
4m, chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4m. Độ dày tường nhà từ 20-25cm, mặt
tường tô xi măng nhám. Nếu phòng quá rộng, quá cao bên trong sẽ mát nhưng chim Yến
bay không an tâm (chim Yến thích kín đáo và bóng tối).
+ Mái nhà lợp ngói hoặc bằng bê tông, góc nghiêng mái 300-400, trần trên cùng đóng laphong
hoặc đổ bê tông kiên cố.
+ Thanh khung gỗ dày 2-3cm, rộng 15cm.
+ Hệ thống gió để nhà không bế
khí sinh tử khí.
-
Cấu trúc nhà Yến ở nhiệt độ thấp hơn 260C.
+ Kích thước phòng tối đa 4 x 4 m, chiều cao tối
thiểu 2,5m, tối đa 3m.
+ Mái bằng tole kẽm có xốp cách âm cách
nhiệt cấu trúc độ dốc. Đóng laphong cách âm cách nhiệt hoăc đổ
betong kiên cố.
+ Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 20cm.
+ Đối với nhà tầng, tầng trên phải cao hơn phần
dưới.
e)
Vật liệu: Tùy vào kết cấu nhà mà sử dụng các loại vật liệu khác nhau cho phù hợp.
Tính chất vật liệu xây dựng có thể thay đổi khi tiếp xúc nhiệt (co giãn, hấp thụ,
giữ nhiệt và ngược lại). Do đó khi xây dựng phải lựa chọn vật liệu phù hợp với
mỗi vùng và địa điểm cụ thể. Các yếu tố xây dựng phải được xem xét thiết kế cụ
thể như:
-
Kích thước phòng:
+ Phòng càng nhỏ bên
trong càng nóng
+ Phòng càng thấp nhiệt
độ bên trong càng tăng
+ Phòng rộng nhiệt độ
bên trong mát hơn.
-
Vật liệu vách:
+ Không dùng ván gỗ và tre do hấp nhiệt mạnh gây
khó kiểm soát, kém bền và dễ xảy ra các trường hợp hỏa hoạn.
+ Vách bằng bê tông là tốt nhất, kể cả vách ngăn
để kiểm soát nhiệt độ. Bê tông dày sẽ làm cho nhiệt độ bên trong tốt hơn, bê
tông mỏng làm bên trong nóng hơn.
-
Mái nhà:
+ Mái nhà bằng ngói thì nhiệt độ bên trong
mát hơn, mái bằng kim loại bên trong nóng hơn. Mái cần lợp cách âm cách
nhiệt tránh ánh nắng trực tiếp là tốt nhất.
-
Giàn khung gỗ:
Giàn khung gỗ là nơi để Yến làm tổ. Nếu không có
dàn khung tổ, Yến sẽ làm tổ ở mọi nơi như trên tường nhà, trần nhà, cửa
nhà,..v.v, khiến chủ nhà khó quản lý và ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất
lượng tổ. Chất liệu khung gỗ phải đủ mềm cho Yến dễ bám, dễ thấm hút nước và
khô nhanh nước miếng của Yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi. Khung gỗ phải sạch,
nhẵn, không chứa dầu, mùi hôi và màu chói.
Tùy theo nhiệt độ khu vực mà thanh khung gỗ có
chiều rộng, dài khác nhau do nhiệt độ có tác động trực tiếp đến sự giãn nở của
gỗ. Nơi nhiệt độ cao thì độ dày khung gỗ tốt nhất là 2-3cm, rộng 15cm, và ở nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C) thì bề rộng là 20cm. Nếu
khung gỗ nhỏ hơn 2 kích thước trên thì Yến sẽ đặt ức lên vành tổ, tổ rất dễ
dính lông.
Cách đặt khung gỗ: có 2 cách: cổ điển và hiện đại.
Đối với cách nuôi hiện đại, người ta thường tự đặt
giàn khung tạo thành hệ thống ma trận (khung ngang và khung dọc) với kích thước
40 hoặc
50x100cm. Hệ thống này sẽ tạo nhiều góc cho chim Yến
làm tổ. Giàn khung được gắn sát, thẳng góc với trần nhà và cố định bằng bass Inox 304 và đinh vít vì Yến không thích khe hở hay chỗ bám tổ bị lung lay.
f)
Kiểm soát đường
bay: Vị trí nhà và vùng bay lượn của chim cũng cần phải
được tính toán kĩ càng, phù hợp với mặt thay thế (đường bay lượn cục bộ của
chim Yến có thể thay đổi theo thời gian). Đường bay của chim Yến cần tạo kết cấu
theo dãy, hướng đến lỗ ra vào của Yến để tạo điều kiện thuận lợi cho chim Yến
bay ra, bay vào.
-
Đường bay quan trọng nhất trong
nhà Yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách
2m, vì vậy phòng phải có kích thước trên 2m. Đường lượn từ sân
vào lỗ ra vào sau đó sẽ hướng chim bay cùng hướng. Ví dụ: đường lượn hướng từ
bên trái khi vào phòng rồi sẽ hướng chim bay bên trái. Trường hợp đổi hướng qua
bên phải khi vào phòng chim sẽ bay bên phải, trường hợp này cần phải có kích
thước 4x4m.
-
Nhà Yến có phòng suốt, diện
tích 4x4m
hoặc 4x5m Yến sẽ dễ dàng bay đến khắp nơi trong
nhà Yến. Nhà nên có vách ngăn phòng giả hoặc phòng cố định.
-
Với nhà Yến thông tầng, lỗ
thông tầng phải có kích thước 2x2m
(nhà 300m2) hoặc lớn hơn nếu nhà yến có diện tích lớn đặt gần tường để Yến đảo hướng. Khi đảo hướng Yến sẽ thuận lợi bay lên
hoặc bay xuống. Khi có vách cản, Yến không bay theo đường thẳng mà phát huy khả
năng định vị tiếng động một cách hiệu quả hơn.
-
Đặc biệt chú ý đến vị trí lỗ
bay ra bay vào của nhà Yến. Đối với kiểu nhà suốt (không có vách ngăn): lỗ ra
vào được thiết kế gồm cả việc ra vào của chim giữa vùng bay lượn và phòng bên
trong nhà. Các lỗ liên phòng và sàn phải được tính toán kĩ, chính xác cả về vị
trí lẫn kích thước. Lộ trình bay (lượn) của chim Yến chính là cơ sở để thiết kế
lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì sẽ không thu hút được chim về thăm quan, hoặc
khiến đàn tăng chậm. Đới với Yến non, hay một số Yến bay không giỏi sẽ không
tìm được đường.
·
Lỗ ra vào và các
biến thể: Gồm 3 loại:
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ thu hút
+ Lỗ thông phòng
-
Lỗ ra vào: Lỗ ra vào của chim trên thực tế có dạng vuông, nhưng tốt nhất là dạng
hình chữ nhật nằm ngang vì nó phù hợp với độ xải cánh của chim Yến khi bay vào.
Độ xải cánh của chim Yến từ 15- 25cm. Độ dày của thân chim khoảng 3cm.
Chim chỉ ra vào cách mép lỗ trên, dưới xà mặt
ngang khoảng 10cm . Đối với chim mới trưởng thành thì khoảng cách này xa hơn do
chưa quen. Như vậy, với chiều cao lỗ ra vào là 20cm thì chim ra vào 1con/lần,
tương tự vậy, 30cm là 3 con/ lần, 40 cm là 5 con/ lần. Với chiều ngang: 20-30cm
thì 1 con/lần, 45-50cm thì 3 con/lần, 55-60cm thì 4con/lần.
-
Lỗ thu hút: Đây là loại lỗ đặc thù không phải để thu hút Yến vào nhà nhiều hơn mà là
tạo điều kiện thuận lợi để chim bay ra bay vào. Đường bay này là đường bay thẳng,
vì vậy lỗ phải ở vị trí thích hợp, nếu bị lệch sẽ là sự cản trở việc bay đi bay
lại của Yến.
-
Lỗ thông phòng: Nhằm giúp Yến bay lên bay xuống qua các tầng.
Vị trí của tổ đối với trần nhà và góc tường:
khuynh hướng Yến bay xung quanh các tường nhà và cách trần nhà là 50cm hoặc lớn
hơn khi đổi vị trí để bay lên hoặc bay xuống hoặc qua lỗ thông tầng. Lỗ thông
phòng thì vị trí tốt nhất là cách trần 40cm. Cần khắc phục mâu thuẫn: rộng thì
mát- lỗ bay lớn thì thuận lợi nhưng khó khắc phục tính sáng. Lỗ từng phòng cách
trần 4-50cm, ngang 80cm, cao từ 2,1 đến 2,6 m.
g)
Các phương tiện hỗ
trợ nuôi Yến:
-
Kiểm soát điều kiện không khí,
nhiệt độ: Trong trường hợp, không khí trong nhà Yến và hệ thống thông gió không
đáp ứng được yêu cầu (quá nóng) thì có thể dùng các hỗ trợ khác nhau như: phun
nước trên mái nhà, đặt ống dẫn nước trên vách tường bên trong nhà.
-
Kiểm soát ánh sáng: Ánh sáng
trong nhà Yến rất quan trọng đặc biệt là thời kì chim đẻ trứng. Cần chú ý mối
liên hệ giữa thanh khung ngang, khung dọc, phân đàn, vách ngăn phòng các tổ bên
trong nhà Yến. Độ sáng trong nhà Yến cần đảm bảo: Chim lớn thuần chủng làm tổ
nơi có độ sáng khoảng 0,02 lux; Chim Yến mới lớn ấp trứng cần ánh sáng 0,02 –
0,1 lux; Yến đàn cần từ 0- 0,1 lux; Yến biệt lập cần khoảng 0,06 lux.
-
Phương tiện hỗ trợ dẫn dụ: Bột
mùi cho nhà Yến, các dung dịch tạo mùi tự nhiên
-
Kiểm soát độ ẩm bằng các thiết
bị phun sương.
-
Các loại tiếng chim, cách phối
âm thanh cho sống động
-
Tổ giả để tạo phản ứng xây tổ
cho chim Yến (chim bị mất tổ vào thời điểm cần đẻ trứng nhưng không đủ thời
gian xây tổ, hoặc Yến mới trưởng thành chưa có đủ khả năng để hoàn chỉnh tổ cho
riêng mình.
-
Trồng thêm cây cối, đặc biệt
các loại cây mà chim Yến ưa thích như cây Táo Nhơn (Lamtoro), cây sung, cây
xanh, cậy xộp,..v.v.
Tóm lại, muốn xây dựng
nhà Yến nhất thiết phải có kiến thức về nhà Yến, có bản vẽ, thiết kế đầy đủ. Và
do mỗi vùng khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện môi trường khác nhau nên không có mẫu
nhà Yến chung nào cả mà phải căn cứ vào điều kiện cụ thể từng vùng , từng
kích thước để có từng kiểu
nhà Yến riêng biệt. Chính vì thế, copy là việc tối kỵ trong xây dựng nhà Yến.
7.2.2. Lựa chọn phương án thi công
ü
Thuê thi công một phần công
trình: Chủ nhà tự thuê thợ xây dựng phần thô theo thiết kế và dưới sự giám sát
của đơn vị tư vấn kỹ thuật. Đơn vị kĩ thuật chỉ trực tiếp thi công lắp đặt
trang thiết bị và bảo hành bảo đảm thành công..
ü
Thuê thi công trọn gói công
trình: Đơn vị thi công chịu trách nhiệm toàn bộ công trình từ việc xây dựng phần
thô đến lắp đặt thiết bị và đưa vào vận hành (Thường gọi chìa khóa trao tay từ A-Z)
Xây dựng phần thô phải đạt 5 tiêu chí:
ü
Mưa không ồn
ü
Nắng không nóng
ü
Thoáng không khí
ü
Không lọt sáng
ü
Ngăn phòng hợp lí
(Xem thêm tại Chương IV,
Mục 4.4. Xây dựng phần thô)