SỰ THẬT VỀ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN....NÓI KHÔNG VỚI VIỆC VỨT BỎ CHIM NON VÀ TRỨNG YẾN

Nghề nuôi Yến ngày càng phát triển mạnh mẽ, thế nhưng vẫn có rất nhiều người họ luôn nghĩ rằng việc lấy Tổ Yến là một nghề rất ác độc. Chính vì thế, một số trang mạng đăng tin tràn lan về “CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN”.... lên án phản ánh về việc lấy Tổ Yến là một nghề mất nhân tính. Với nội dung, câu chữ của các bài báo đăng rất hay, rất cảm động vì thế mọi người rất xót thương cho loài chim bé nhỏ này nên cho rằng những người làm nghề nuôi Yến không tốt. Tuy nhiên, mọi người chưa am hiểu hết về nghề nuôi chim Yến nên chỉ nhìn nhận ở một phía cạnh nào đó. Với góc nhìn của những người am hiểu về chim Yến có kinh nghiệm từ nhiều năm qua, TẦM CAO VIỆT xin bày tỏ quan điểm của mình về nghề nuôi chim Yến này.  

Trước tiên, TẦM CAO VIỆT có lời khuyên với những tác giả khi viết về Chim Yến và Tổ Yến thì trước hết phải hiểu kỹ, phải nghiên cứu sâu về nó chứ đừng thụ động nghe từ những người khác và không nên có thành kiến với nghề nuôi Yến khi chưa biết sự thật về nghề này. Vốn dĩ những người đưa tin không đúng sự thật nhằm mục đích để gây sự chú ý, tạo ra sự hiểu nhầm và nhận định về nghề nuôi Yến sai lầm vô cùng lớn cho mọi người. Chính vì thế, nhiều người đã đồng loạt lên tiếng phản bác quan điểm của các bài viết đăng những thông tin sai sự thật về nghề nuôi Yến, đồng thời đưa ra những bằng chứng, lập luận có đầy đủ các cơ sở nhằm bảo vệ uy tín cá nhân cũng như công việc nuôi Yến lấy tổ. Vậy thực hư của việc lấy tổ Yến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích kỹ hơn để nhiều người không nghĩ sai về vấn đề này nhé.

1. Trong bài viết “Cuộc đời đau thương của loài chim Yến” tác giả có đề cập đến “Những năm trước 1975, việc vứt trứng hay chim non xuống biển lấy tổ, chim mẹ quay về ứa nước mắt...”, là chi tiết chưa có nhà khoa học nào có thể khẳng định về điều này. Nếu việc vứt trứng hay chim non xuống biển chỉ vì lợi ích của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến loài chim Yến đau thương như thế này là một việc hết sức tàn nhẫn. Tuy nhiên, đó là chuyện trước đây, ngày nay các đảo Yến đã được nhà nước quản lý, cho nên ngoài khai thác ra, người ta còn có nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài chim Yến, nên không có chuyện vứt bỏ chim Yến. Mặt khác, nhằm bảo tồn loài chim quý hiếm này có rất nhiều chủ nuôi Yến đã bỏ tiền tỷ ra để xây dựng cho chúng có nơi để cư trú và làm tổ, thay vì ở các đảo, vách đá. Đối với ngành nuôi Yến trong nhà thì tuyệt đối “không có chuyện vứt bỏ chim non hay trứng của chúng” vì rất nhiều nguyên nhân: 
- Thứ nhất, số tiền bỏ ra để dầu tư cho nuôi Yến lên đến tiền tỉ
- Thứ hai, nếu vứt bỏ chim non hoặc trứng đi thì sẽ làm giảm số lượng bầy đàn cũng như việc khai thác tổ Yến.
- Thứ ba, nếu dùng những cách thô bạo để lấy tổ của chim Yến, chắc chắn chúng sợ sẽ bỏ đi nơi khác làm tổ. 

Ngoài ra, người nuôi Yến phải chăm chút để đảm bảo mọi tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp, họ thường xuyên phải kiểm tra nhà Yến để không cho rắn, chuột và các loại động vật khác ăn trứng hay ăn thịt chim con nhằm bảo đảm cho sự sinh sôi của đàn Yến và tổ Yến. 

chim-yen
Chim Yến 
2. Loài Yến vốn dĩ là làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần vào mùa sinh sản là chim Yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ Yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim non không nằm ở lớp tổ cũ nữa mà là trên một lớp mới. Vậy nên để thuận lợi cho việc thu hoạch tổ Yến họ sẽ đợi chim non bay đi rồi mới hái tổ, sau này chim mẹ tới thời kỳ sinh sản sẽ làm tổ mới. Thật ra nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim Yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên tổ Yến có đến 3, 4 trứng thay vì 2 như bình thường (điều này ít khi gặp vì người hái tổ Yến thường biết chọn thời điểm để hái và xảy ra chuyện như vậy là sơ xuất).


Bài viết nói rằng "Khi chim Yến cái sắp sinh mà bị hái mất tổ, nó sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, rồi chim Yến đực cũng đâm đầu vào vách đá chết theo", đây là 1 trong những chuyện hư cấu. Nếu thật sự là như vậy thì những đàn chim Yến bị tiêu diệt và sẽ không còn chuyện người nuôi Yến bỏ ra một số tiền lớn để xây nhà cho chúng.

3. Yến Huyết, Yến Hồng là do phản ứng hóa học tạo thành màu đỏ, chứ không phải là “Yến thổ huyết ra để làm tổ”. Điều này khoa học đã chứng minh từ lâu, dựa vào phân tích xét nghiệm tổ Yến sào khi mới làm ra có màu trắng với sự kết hợp giữa các nguyên tố khác nhau từ nhiệt độ, độ ẩm, các khoáng chất tự nhiên thúc đẩy quá trình lên men hữu cơ xảy ra, trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng đã tạo nên những tổ Yến với màu sắc khác nhau như vàng, cam, đỏ...

Chắc hẳn do tác giả bài viết thấy tên gọi là Yến Huyết nên suy diễn nó là từ máu chim. Thật ra máu ở ngoài không khí khi đông lại sẽ có màu đen, chứ không phải màu đỏ. 

trung-chim-yen
Trứng chim Yến 
4. Thực sự loài chim Yến không “chung thủy” như bài viết đã nói, đây cũng là 1 trong những chuyện mà tác giả tưởng tượng, thêu dệt ra. Đúng là khi chim chọn bạn đời, nếu không có chuyện gì xảy ra cặp chim sẽ sống với nhau trọn đời. Nhưng nếu có một con chết thì chim còn lại sẽ tìm và kết bạn với chim Yến khác để duy trì nòi giống chứ không có chuyện con này chết con kia cũng tự tử theo. Điều này đã được nhiều hiệp hội nuôi Yến nghiên cứu và khẳng định.

5. Tác giả viết là chim Yến "tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ", vậy trong hàng tỷ tỷ con chim Yến đang sống có ai chụp được hình con chim Yến rỉa trơ trọi lông để làm tổ được không ?

6. Ăn tổ Yến có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp khí huyết lưu thông và cần được khuyến khích. Ngành nuôi Yến đã trở thành một ngành công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao và cho chúng ta một sản vật vô cũng quý giá với thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nếu như chúng ta có thành kiến với việc ăn tổ Yến thì việc ăn thịt động vật (cá, heo, bò, gà…) uống sữa, ăn trứng còn đáng lên án hơn rất nhiều. Lúc đó con người chỉ uống nước và hít không khí để sống.

Có thể nói rằng nghề nuôi Yến là một ngày nhân văn và đạo đức vì người nuôi chim Yến phải bỏ tiền tỷ ra để cho chim Yến có chỗ cư trú, làm tổ, tạo cơ hội thuận lợi để phát triển bầy Yến. Ngoài ra, nghề nuôi Yến tạo điều kiện giải quyết được nạn thất nghiệp trong xã hội và đồng thời các thành phần dinh dưỡng có trong tổ Yến có tác dụng bồi bổ cơ thể cho mọi người. Tuy nhiên, trên các trang báo đưa tin nhằm mục đích tăng số lượt view gây ảnh hưởng đến uy tín ngành nghề nuôi Yến đó là chuyện không nên. Hiện nay, để bảo tồn loài chim quý hiếm này nhà nước cũng như các cá nhân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ, phát triển loại chim Yến để mang lại giá trị kinh tế cao. 


By BD
Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »