1001 TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN NUÔI CHIM YẾN - PHẦN I - CHƯƠNG 1


Tên sách: 1001 trăn trở của người nông dân nuôi yến

sach-nghe-nuoi-yen
Tác giả:  Nguyễn Kiên Cường - Nguyễn Dương Nguyên

Nội dung cuốn sách sẽ mang tới cho bạn:

✔ Cái nhìn toàn cảnh về nghề nuôi yến (thông tin mới, công nghệ mới) của Việt Nam và các nước lân cận.
✔ Giúp bạn nắm được các kiến thức cơ bản về sinh học chim yến, kỹ thuật nuôi và một số bí quyết trong nuôi yến;
✔ Gợi ý cải tiến kỹ thuật
✔ Giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật nuôi đối với từng hệ thống trong nhà yến




PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM, TẬP TÍNH SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Câu hỏi 1: Tên khoa học của yến hàng là gì?
 Trả lời: Tên khoa học của Yến hàng là Aerodramus fuciphagus.

Câu hỏi 2: Đặc điểm hình thái cấu tạo của chim yến hàng ở Việt Nam như thế nào?
 Trả lời: Hình thái cấu tạo của chim yến hàng có những đặc điểm như sau:

Hình 1: Đặc điểm cấu tạo của chim yến hàng.

Hình 1: Đặc điểm cấu tạo của chim yến hàng.

Câu hỏi 3: Ở Việt Nam có mấy loài chim yến?
 Trả lời: Ở Việt Nam đã gặp 9 loài:
- Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus),
- Yến núi (Aerodramus brevirostris),
- Yến xiêm (Aerodramus maximus)
- Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacutus),
- Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinchinensis),
- Yến đuôi cứng lớn (H. gigantens),
- Yến cọ (Cypsiurus balasiensis),
- Yến hông trắng (Apus pacificus),
- Yến cằm trắng (Apus affinis),
Có nhiều loài chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bằng cỏ hay rơm rạ, loài yến hàng Aerodramus fuciphagus làm tổ bằng nước bọt, sợi nước bọt của loại tổ này được dùng làm thực phẩm và có giá trị kinh tế.

Hình 2: 9 loài chim yến ở Việt Nam

Hình 2: 9 loài chim yến ở Việt Nam

Câu hỏi 4: Phân biệt chim yến và chim én như thế nào?
 Trả lời: Có thể phân biệt ở một số đặc điểm như sau: Chim yến không bao giờ đậu trên cành cây hay dây điện, chúng chỉ đeo bám trên vách đá, tường, giá gỗ. Phần lớn thời gian ban ngày chim yến bay lượn trên không trung. Chúng đập cánh nhanh liên tục và lượn, đuôi chim yến không chẻ sâu như chim én.

Hình 3: Cách phân biệt chim yến và các loài khác họ

Hình 3: Cách phân biệt chim yến và các loài khác họ

Câu hỏi 5: Loài Aerodramus fuciphagus có đặc điểm gì về âm thanh dò đường của chúng? Có giống với loài dơi hay không?

Hình 4: Đặc điểm âm thanh dò đường của chim yến hàng

Hình 4: Đặc điểm âm thanh dò đường của chim yến hàng

 Trả lời: Loài Aerodramus fuciphagus (hay còn gọi là yến hàng, yến tổ trắng) phát ra âm thanh dò đường ở tần số từ 1 kHz đến 16 kHz (tai người nghe được) chúng vừa bay vừa phát ra tiếng kêu dò đường và có thể tránh được các vật cản có đường kính 10 mm, âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch cạch” phát ra liên tục. Khác với chim yến hàng, dơi là động vật có vú, lại phát ra sóng siêu âm (tai người không nghe được) ở tần số khoảng từ 30 kHz đến 70 kHz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng được khoảng xa của chướng ngại vật.

Câu hỏi 6: Các loài yến nào cho tổ ăn được?
 Trả lời: Có rất nhiều tài liệu ghi nhận chim yến có nhiều phân loài khác nhau, chúng có thói quen dùng nước bọt của mình trộn với một số vật liệu khác như: cỏ, rêu, lông,…v.v để xây tổ. Ở Việt Nam có 2 loài chim Yến cho tổ sợi nước bọt có thể dùng làm thực phẩm như:
- Yến xiêm hay còn gọi yến tổ đen (Aerodramus maximus). Tổ được làm chủ yếu là lông và ít nước bọt.
- Yến hông xám, yến hàng, yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus). Tổ được làm chủ yếu bằng nước bọt. 
Loài chim yến cho tổ trắng này thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines,…v.v có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) ở nước ta chia ra làm 2 phân loài chính: chim yến sống ở trong hang đảo và chim yến sống ở trong nhà là 2 phân loài làm tổ hoàn toàn bằng nước dãi, tổ chim có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Mới hơn
« Prev Post
Mới hơn
Mới hơn »